Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012 19:22

Kinh Nghiệm học tốt ngành Kế Toán-Kiểm Toán


Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán phù hợp mọi đối tượng, không phân biệt nam hay nữ. Đây là một ngành rất thu hút sinh viên đăng ký vào học. Các năm qua, sinh viên tốt nghiệp đều dễ dàng tìm được việc làm thích hợp cho mình. Nghề kế toán hoàn toàn không bão hoà. Kinh tế phát triển, bất cứ tổ chức hay doanh nghiệp nào cũng cần kế toán. Hẳn nhiên, vì có nhiều người học nghề kế toán nên lượng cung sẽ tăng, điều này khiến bạn phải cạnh tranh nhiều hơn


Những dấu hiệu của một người có tố chất về khéo léo thể lực:

- Có khả năng nâng, giữ tốt các đồ vật

- Khá phát triển các kỹ năng cần đến thể lực và điều khiển.

- Thể hiện khả năng giao tiếp tốt, năng suất cao

- Trí nhớ tốt về các hành động (Các hình ảnh thường được phản ảnh nhiều và rõ ràng trong trí nhớ của bạn).

Ngoài làm vận động viên thể thao, diễn viên múa, những người có tố chất khéo léo về thể lực còn có thể là: kỹ thuật viên trong phòng thí nghiệm, kiến trúc sư, người trị liệu, bác sỹ phẫu thuật, nha sỹ, diễn viên, nhà điêu khắc, thợ kim hoàn, người làm vườn, những người làm trong lĩnh việc máy móc, xây dựng, thủ công mỹ nghệ…


Những tố chất và kỹ năng khéo léo về thể lực có thể áp dụng như thế nào trong học tập?



Cùng với việc sắp xếp thời gian:

Hoàn thành bài tập nhỏ về việc sắp xếp thời gian
Một vận động viên không thể ra sân thi đấu nếu mà anh ta không có chút tập luyện nào cả. Sắp xếp thời gian hợp lý là nền tảng cho thành công cho một nghệ sỹ cũng như khi bạn vừa là sinh viên, vừa thi đấu thể thao chuyên nghiệp. Điều này cũng tương tự trong học tập vậy.
Có những cách để bạn sử dụng để áp dụng kỹ năng khéo léo về thể chất:

- Sắp xếp xem khi nào mình sẽ học, học cái gì (hãy bắt đầu bằng những việc dễ hoặc đơn giản để khiến bạn có được sự tự tin cần thiết). Đơn giản hoá những chỉ dẫn phức tạp và nâng dần lên từ đó. Luyện tập và lặp lại những bài cơ bản nếu có thể để củng cố kiến thức.

- Chịu khó tìm tòi, linh hoạt, thử mọi cái có thể, học bằng cách thử. Tìm những ví dụ cụ thể, có thể và những ý tưởng khác để trình bày nên bạn chưa thật sự hiểu bài. Tham khảo thầy cô giáo cho những bản tóm tắt bài giảng, hoặc nguồn thông tin có kiến thức tương tự.

- Chịu khó tìm cách tiếp cận vấn đề mà trong đó bạn tự khám phá, tìm tòi, làm mô hình…
Sử dụng các vật cụ thể như giáo cụ trực quan.
Dùng tay khi giải thích, hoặc cơ thể để diễn đạt.



- Tìm ví dụ cho những ghi chép trong vở.
Sử dụng hình ảnh, tranh vẽ để miêu tả các luận điểm.
Trao đổi về những ghi chép với một người khác cũng khá về kỹ năng thể chất.
Luyện tập kỹ năng viết.

- Sử ụng kỹ năng sơ đồ hóa
để sắp xếp các thông tin để tiếp thu một cách tốt hơn những điều bạn muốn học.

- Bạn có thể tận dụng những công nghệ, phương pháp hiện đại để thu thập và sắp xếp thông tin từ các nguồn khác nhau.
Những trò chơi hoặc ứng dụng trên máy vi tính có thể giúp bạn:

- Hình dung rõ ràng vấn đề.

- Làm việc với từng phần của công việc và thử nghiệm.

- Phỏng theo, thay thế hoặc luyện trả lời cho những tình huống tương tự có thể gặp phải ở ngoài đời.

- Viết ra các câu hỏi và đối chiếu với bạn cùng lớp hoặc gia sư.
Tập viết nháp các câu trả lời.
Thử làm như mình đang làm bài kiểm tra.
Thử xem những gì bạn học có thể được kiểm tra qua mô hình, diễn thuyết hay những hình thức khác, ngoài việc làm một bài kiểm tra viết.

Vai trò của "huấn luyện viên"
Thầy cô giáo cố vấn, hoặc giáo viên hay một gia sư đều có thể là một "huấn luyện viên" của bạn. Những người này sẽ đưa ra lời khuyên, động viên trong quá trình tiến bộ của bạn:
Phát triển thể chất Phát triển trí tuệ
Tìm một "huấn luyện viên" tin cậy, hiểu biết để:

* --Cung cấp nguồn động viên tinh thần.
* --Phát triển những kỹ năng cần thiết để làm nền tảng trong suốt quá trình học.
* Đưa ra phản hồi hoặc nhận xét khi cần thiết.

-------------
Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán đào tạo Cử nhân kinh tế nắm vững các chế độ tài chính – kế toán do Bộ Tài chính và Nhà nước ban hành; có kiến thức kế toán, kiểm toán và tài chính đủ khả năng tổ chức điều hành công tác kế toán, kiểm toán nội bộ và tài chính ở tất cả các loại hình doanh nghiệp; thực hành và hướng dẫn thực hiện công tác kế toán, kiểm toán nội bộ thủ công hay trên máy tính từ kế toán chi tiết đến kế toán tổng hợp và có khả năng nghiên cứu khoa học để phát triển và giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tế công tác. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại tất cả các doanh nghiệp và các bộ phận có chức năng kế toán, kiểm toán tại các Bộ, Ngành và các cơ quan nhà nước khác.


Từ mục tiêu đào tạo nói trên, chuyên ngành Kế toán phù hợp mọi đối tượng, không phân biệt nam hay nữ. Đây là một ngành rất thu hút sinh viên đăng ký vào học. Các năm qua, sinh viên tốt nghiệp đều dễ dàng tìm được việc làm thích hợp cho mình. Nghề kế toán hoàn toàn không bão hoà. Kinh tế phát triển, bất cứ tổ chức hay doanh nghiệp nào cũng cần kế toán. Hẳn nhiên, vì có nhiều người học nghề kế toán nên lượng cung sẽ tăng, điều này khiến bạn phải cạnh tranh nhiều hơn.

Học ở trường nào?

Chương trình đào tạo ngành Kế toán của các trường ĐH giống nhau hơn 70%, 30% còn lại là thế mạnh của từng trường. Tốt nghiệp ra trường, sinh viên có thể làm việc trên mọi lĩnh vực và ngành nghề có liên quan đến kế toán, chứ không phải chỉ trong lĩnh vực riêng của trường đào tạo. Ví dụ: học kế toán của ĐH Nông Lâm, ĐH Thủy Sản, ĐH GTVT… không nhất thiết là chỉ làm cho nông – lâm - ngư nghiệp v.v… mà có thể làm kế toán cho nhiều ngành nghề khác nhau. Hoặc như, sinh viên học ngành Kế toán - Kiểm toán của trường Đại học Ngân hàng, sau khi tốt nghiệp vừa có thể làm việc trong các ngân hàng, vừa có thể làm việc tại các công ty khác. (Bởi vì trong chương trình đào tạo có môn Kế toán ngân hàng và Kế toán tài chính…).

- ĐHQG Hà Nội và ĐH Kinh tế - ĐHQG Hà Nội: Năm nay tuyển sinh kế toán, gồm chuyên ngành kế toán và kiểm toán. (Nhiều môn học sẽ được giảng dạy bằng tiếng Anh). Hiện trường đang đề nghị tổ chức Kế toán - Kiểm toán Quốc tế công nhận 9 môn đạt chuẩn quốc tế. Ngoài ra, còn có điểm mới là sinh viên thi vào ĐH Kinh tế có thể đăng ký học 2-3 ngành. Sau năm thứ nhất, sinh viên đạt kết quả trung bình khá có thể đăng ký học thêm các ngành khác, có thể đồng thời học ngành Tài chính Ngân hàng và ngành Kế toán. Ngoài ra, ĐH Kinh tế khuyến khích những thí sinh thi đậu điểm tối đa vào trường, các bạn sẽ có những ưu tiên đặc biệt.

- Ngành Kế toán - Kiểm toán (Khoa Kinh tế, ĐHQG-HCM): Sinh viên được trang bị kiến thức sâu rộng và hiện đại để đạt trình độ chuyên môn cao về kế toán - kiểm toán. Trường ĐH Kinh tế TP. HCM sẽ tuyển sinh theo một điểm chuẩn chung. Sau khi vào trường, sinh viên có điều kiện nghiên cứu các chuyên ngành phù hợp. Kết quả học tập học kỳ 1 của sinh viên sẽ được công bố công khai và là một trong những căn cứ để sắp xếp sinh viên theo các ngành đào tạo khác nhau. Ngoài chương trình chính quy hệ đại học, trường còn đào tạo những chương trình liên thông từ cao đẳng lên đại học, mở những chương trình bổ sung kiến thức thực tế cần thiết cho sinh viên tốt nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu công việc ở nhiều lĩnh vực trong xã hội.
Các trường thành viên của ĐHQG-HCM đào tạo theo hệ thống tín chỉ, vì vậy trong quá trình học, sinh viên có thể đăng ký học thêm các tín chỉ có liên quan, sau khi tốt nghiệp ngành thứ nhất, nếu sinh viên của đủ khối lượng tín chỉ quy định của ngành 2 thì có thể nộp đơn đề nghị xét cấp văn bằng 2.
Tuy nhiên, hầu hết các trường Kinh tế tại TP.HCM có điểm sàn đầu vào khá cao. Năm 2009, đầu vào trung bình là 19- 20 điểm (bậc ĐH), nên nếu sức học trung bình thì khó cạnh tranh khi thi đầu vào. Các bạn nên xem xét các bậc học hoặc chọn trường có điểm chuẩn đầu vào phù hợp với khả năng của mình. (Ngành kế toán có rất nhiều trường đào tạo liên thông từ TCCN, CĐ lên bậc ĐH).
Công tác ở đâu?


- Tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán, bạn có thế làm việc tại tất cả các doanh nghiệp có các bộ phận chức năng kế toán và tại các bộ, ngành, các cơ quan nhà nước khác.



- Tốt nghiệp chuyên ngành Kiểm toán, bạn có thể làm việc tại các Công ty Kiểm toán và Tư vấn về tài chính – kế toán, các bộ phận Kiểm toán Nội bộ tại các Doanh nghiệp, Ngân hàng, Chứng khoán và các tổ chức kinh tế khác, các bộ phận kế toán tại các công ty kinh doanh trong nước hoặc công ty đa quốc gia.


- Vấn đề hành nghề độc lập: Bộ tài chính hàng năm có thi cấp chứng chỉ hành nghề kiểm toán và kế toán. Nội dung thi gồm nhiều môn và khi vượt qua kỳ thi này thí sinh sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề. Khi có chứng chỉ này mới có thể hành nghề (ký tên với tư cách người có đủ thẩm quyền theo luật định).
Thật ra kiểm toán cũng xuất phát từ kế toán mà ra. Kỹ năng kế toán của kiểm toán phải giỏi hơn những người làm kế toán thông thường. Trong ngành kiểm toán chỉ bổ sung thêm một số chuyên ngành về kế toán. Kế toán có thể làm kiểm toán nếu bổ sung thêm kiến thức hoặc ngược lại.

Yêu cầu:
Ngành học này phù hợp với những bạn có tính thận trọng trong công việc; khả năng diễn đạt gãy gọn, khúc chiết; có óc quan sát và tư duy phân tích cao; chăm chỉ học hỏi; có khả năng chịu đựng áp lực của công việc; tuân thủ pháp luật kinh tế; giỏi tính toán (yêu thích những con số, không đòi hỏi tư duy như những nhà Toán học) và ngoại ngữ tốt cũng là một lợi thế. Ngoài ra, yêu cầu về sức khỏe cũng không quá cao, nam hoặc nữ cũng đều có thể thành công như nhau.

Vì sao phải chọn phần mềm kế toán Việt Nam


Vì sao phải chọn phần mềm kế toán Việt Nam? Vì sao phần mềm kế toán Việt Nam chiếm ưu thế bên cạnh sự cạnh tranh của phần mềm kế toán nước ngoài?

Phần mềm kế toán quốc tế tuy phù hợp với quy mô của doanh nghiệp Việt Nam xong giá thành còn quá cao và gặp một số yếu tố bất lợi nên số lượng bán được còn rất hạn chế. Phần mềm kế toán Việt nam chiếm ưu thế trong thị trương nội địa. Để đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hiện nay trên thị trường xuất hiện khá nhiều phần mềm kế toán chuyên nghiệp có nguồn gốc từ Mỹ như: Solomon, Sun System, Exact Software, Peachtree Accounting…

Ở Mỹ, các phần mềm này được ứng dụng trong các công ty vừa và nhỏ. Do quy mô các doanh nghiệp lớn của Việt nam cũng chỉ tương ứng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Mỹ nên rất phù hợp sử dụng các phần mềm này. Vì sao phần mềm kế toán nước ngoài không chiếm được vị trí hàng đầu trong thị trường Việt nam ?

Điều đầu tiên phải nói đến đó là giá thành của các phần mềm quốc tế quá cao, làm mất đi khả năng cạnh tranh với những phần mềm nội địa tuy đơn giản nhưng giá phải chăng. Nắm bắt được một thị trường giàu tiềm năng, các nhà cung cấp phần mềm nước ngoài đã cố gắng đưa sản phẩm của mình vào đồng thời áp dụng các chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiêp. Tuy nhiên, giá thành giao động từ 10.000 đến hàng trăm ngàn USD, nó vượt quá ngân sách của các doanh nghiệp Việt nam. Vì thế nên số lượng bán ra còn rất khiêm tốn.

Đặc tính của các phần mềm nước ngoài là có tính chuyên nghiệp cao vì nó được xây dựng dựa trên các công cụ phát triển hiện đại theo các quy trình sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, giao diện và toàn bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng đều bằng tiếng Anh. Những bỡ ngỡ vì tiếp xúc lần đầu với phần mềm quốc tế cộng thêm việc phải tự tìm hiểu tư liệu bằng tiếng nước ngoài dẫn đến khai thác sử dụng chương trình không được như mong muốn. Ý tưởng chuyển đổi phần mềm sang tiếng việt còn gặp nhiều khó khăn và làm mất tính chính xác của phần mềm.

Tiếp đến, hệ thống kế toán của Việt Nam vẫn chưa có những qui đinh rõ ràng. Hệ thống kế toán của chúng ta không áp dụng 100% các qui định của bất cứ hệ thống kế toán nào trên thế giới. Trong khi đó, phần mềm lại được xây dựng theo hệ thống kế toán của nước sản xuất vì thế nên các thông tin không đựoc phù hợp. Việc thay đổi các phần mềm để đáp ứng được với tình trạng chung của kế toán Việt nam yêu cầu một thời gian dài tiếp theo. Mặt khác, các công ty sản xuất không có chi nhánh trực tiếp tại Việt Nam nên việc bảo hành và hỗ trợ kỹ thuật không thuận tiện. Hệ thống máy vi tính sử dụng trong các doanh nghiệp không phải luôn luôn đảm bảo chất lượng quốc tế vì thế nên thường có những hỏng học nặng họặc mất mát dữ liệu. Chi phí cho bảo trì đôi khi rất cao vì doanh nghiệp phải nhờ đến các chuyên gia nước ngoài.


Vì sao phần mềm kế toán Việt nam đứng vững được trước sự cạnh tranh của phần mềm quốc tế?

Do tận dụng nguồn nhân lực trong nước và áp dụng các chương trình ít phức tạp nên giá thành của các phần mềm Việt nam thấp hơn phần mềm quôc tế rất nhiều. Giá chỉ giao động từ vài trăm đến vài nghìn USD. Đây chính là ưu điểm cạnh tranh lớn nhất giúp phần mềm kế toán Việt nam dành được thị trường trong nước.

Phần mềm kế toán Việt Nam sản xuất ra nhằm mục đích cung cấp cho doanh nghiệp Việt Nam là chính, vì thế giao diện và tài liệu hướng dẫn sử dụng đều bằng tiếng Việt thuận lợi cho việc khai thác thông tin và sử dụng.

Các phần mềm chuyên nghiệp sản xuất trong nước được xây dựng dựa trên hệ thống kế toán Việt Nam nên hoàn toàn phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Các thay đổi thường xuyên của Bộ tài chính trong hệ thống tài khoản, hạch toán, hệ thống báo cáo cũng được cập nhật nhanh hơn so với các phần mềm nước ngoài. Bên cạnh đấy do giá thành không cao nên các doanh nghiệp có thể đặt hàng để có một phần mềm phù hợp nhất với hế thống quản lý của doanh nghiệp.

Công việc bảo hành, bảo trì nhanh chóng, kịp thời. Do các chuyên viên viết phần mềm và các nhân viên chuyển giao phần mềm đều là người Việt Nam và ở Việt Nam nên khoảng cách địa lý không tạo ra chi phí lớn cho việc bảo hành, bảo trì. Mặt khác, giá nhân công ở Việt Nam rẻ hơn nhiều so với các chi phí cho người nước ngoài mỗi khi cần các chuyên viên kinh nghiệm nên việc bảo hành, bảo trì cũng tốn chi phí ít hơn.

Tuy nhiên, phần mềm Việt Nam không phải không có nhiều điểm hạn chế. Đối với các doanh nghiệp áp dụng hai hệ thống kế toán; Việt Nam và hệ thống khác như US GAAP, IASB thì không tránh khỏi gặp những lung túng khi hoàn thành sổ sách theo hệ thống kế toán nước ngoài. Giữa phần mềm kế toán Việt Nam và quốc tế là cả một khoảng cách khác nhau lớn về cấu trúc và công nghệ. Thêm vào đấy, người làm kế toán chỉ quen làm với giao diện tiếng việt cũng như không khai thác tài liệu bằng tiếng nước ngoài làm hạn chế và kìm hãm sự trau dồi kiến thức.

Tính hiệu quả của phần mềm phụ thuộc vào sự quyết định của các nhà doanh nghiệp. Một phần mềm chuyên nghiệp của nước ngoài không chắc đã là sản phầm hữu hiệu. Những nhận xét trên đấy đã cho thấy phần mềm kế toán quốc tế có nhiều điều hạn chế trong doanh nghiệp Việt nam. Bên cạnh đó, giá thành hạ cũng không phải là tiêu chí duy nhất để chọn lựa phần mềm. Trong tương lai, với sự phát triển của công nghệ và biến đổi của thị trường, doanh nghiệp sẽ đón nhận những phần mềm kế toán phù hợp hơn và ứng dụng của nó mang lại nhiều hiệu quả hơn.


(Theo sưu tầm)

Google trốn thuế siêu đẳng như thế nào?



“Hai người Ai Len” và “Sandwich Hà Lan” giúp Google cắt giảm được 3,1 tỷ USD tiền thuế trong vòng 3 năm qua. Cơ quan thuế Mỹ chỉ còn biết “ngậm bồ hòn làm ngọt”

Quá trình bao gồm hai chiến lược được giới luật sư gọi là “Hai người Ai Len” và “Sandwich Hà Lan” này đã giúp giảm tỷ lệ thuế đối với thu nhập từ nước ngoài của Google xuống 2,4%, thấp nhất trong top 5 công ty công nghệ hàng đầu nước Mỹ tính theo vốn hóa thị trường.

>>> Phan mem ke toan

Chuyển giá

Chiến thuật của Google dựa trên việc “chuyển giá”, tức những giao dịch trên giấy giữa các công ty con để phân bổ thu nhập tới các thiên đường thuế trong khi chi phí lại rơi vào các nước có thuế suất cao hơn.


Hàng năm chiến thuật này khiến chính phủ Mỹ mất 60 tỷ USD tiền thuế.

Dân biểu Cộng hòa Dave Camp và các chính trị gia khác cho rằng thuế suất thuế TNDN 35% tại Mỹ quá cao so với các nước khác. Việc chuyển thu nhập đã giúp giảm thuế suất Google thực chịu năm ngoái xuống còn 22,2%.

Tài sản trí tuệ

Quá trình chuyển thu nhập thường bắt đầu khi các công ty như Google bán hoặc cấp phép sử dụng tài sản trí tuệ phát triển ở Mỹ cho một công ty con tại một nước có thuế suất thấp.

Lợi nhuận thu được từ công nghệ đó ở nước ngoài không được tính cho công ty mẹ mà là công ty con ở hải ngoại. Theo luật thuế tại Mỹ, công ty con này phải thanh toán tiền bản quyền cho công ty mẹ. Vì khoản thanh toán này cấu thành thu nhập chịu thuế nên công ty mẹ sẽ cố gắng để nó càng thấp càng tốt.

Sau ba năm thương thảo, năm 2006 Google được Sở thuế Hoa Kỳ chấp thuận việc sắp xếp chuyển giá. Sự chấp thuận này đi kèm một hiệp định bí mật còn gọi là thỏa thuận giá tiên tiến.

Google sẽ không tiết lộ mức giá họ sử dụng khi cấp giấy phép sử dụng công nghệ tìm kiếm và quảng cáo cùng nhiều tài sản vô hình khác ở Châu Âu, Trung Đông cho một đơn vị gọi là Google Ireland Holdings.

Văn phòng Dublin

Google Ireland Holdings lại sở hữu công ty Google Ireland Limited với 2.000 nhân viên làm việc trong một tòa văn phòng bóng lộn ở trung tâm Dublin, chỉ cách Nhà hát Grand Canal có một dãy nhà.

Công ty con tại Dublin này bán quảng cáo trên toàn cầu và đóng góp 88% doanh số 12.5 tỷ USD Google kiếm được ngoài nước Mỹ trong năm 2009.

Chuyển doanh thu tới Ireland giúp Google tránh thuế thu nhập tại Mỹ, nơi họ phát triển phần lớn công nghệ của mình. Cơ cấu như thế cũng làm giảm nghĩa vụ của công ty tại các nước Châu Âu có thuế suất tương đối cao nhưng lại là nơi khách hàng đặt trụ sở.

Lợi nhuận không nằm lại ở chi nhánh Dublin vì lợi nhuận trước thuế chỉ bằng 1% doanh số năm 2008. Chủ yếu là vì chi nhánh này đã trả 5,4 tỷ USD tiền bản quyền cho Google Ireland Holdings có “trụ sở quản trị thực tế” nằm tại Bermuda.

Các ông giám đốc hãng luật

Pháp nhân tại Bermuda này do hai công ty con của Google sở hữu mà trong ban giám đốc có tới hai ông chưởng lý và một nhà quản lý tại hãng luật Conyers Dill & Pearman, tại Bermuda.

Người lên kế hoạch về thuế gọi cách cơ cấu này là “Hai người Ai Len” vì nó dựa trên hai doanh nghiệp tại Ai Len.

Một trả tiền bản quyền để sử dụng tài sản trí tuệ nên cấu thành chi phí và giảm thu nhập chịu thuế ở Ai Len. Một thu tiền bản quyền tại các thiên đường thuế như Bermuda và né luôn được thuế Ai Len.

Sandwich Hà Lan


Đế tránh thuế rút vốn ở Ai Len, tiền từ công ty tại Dublin không được chuyển trực tiếp tới Bermuda. Nó đi vòng một chút tới Hà Lan vì luật thuế Ai Len miễn thuế đối với tiền bản quyền trả cho công ty tại các nước thành viên EU khác.

Khoản phí này trước hết đi tới Google Netherlands Holding B.V., công ty này lại trả khoảng 99,8% thu nhập của mình cho công ty tại Bermuda. Công ty con đóng tại Amsterdam chẳng có nhân viên nào cả.

Quá trình chuyển tiền giữa hai công ty phải đi qua Hà Lan nên mới thành biệt danh “Sandwich Hà Lan”.

Kể từ thập niên 60, Ai Len đã đi theo chiến lược đánh thuế thấp để hấp dẫn các công ty đa quốc gia. Một mặt chẳng đáng hoan nghênh mấy của sự hấp dẫn này là nó cho phép các công ty chuyển thu nhập ra khỏi nước này mà hầu như không phải chịu thuế.


Chuyển lợi nhuận ra


“Lợi nhuận được tích lũy ở trong Ai Len, muốn chuyển chúng khỏi nước này tương đối dễ,” Stewart nói. “Chuyển được là nhờ có Bermuda”.

Một khi lợi nhuận kiếm được ngoài nước Mỹ của Google tới được Bermuda, khó mà biết được chúng sẽ đi tiếp tới đâu. Công ty con hoạt động ở đây đã thay đổi tư cách pháp nhân của minh vào năm 2006 để biến thành công ty trách nhiệm vô hạn.

Theo luật của Ai Len, một công ty như thế không cần công khai các thông tin tài chính như báo cáo kết quả kinh doanh hay bảng cân đối kế toán.


“Thành lập lấy một công ty trách nhiệm vô hạn trong tập đoàn đã trở thành chuyện thường ngày ở Ai Len, chủ yếu là để tránh phải công khai,” Stewart nói.

Hoãn vô thời hạn


Về mặt kỹ thuật mà nói thì các công ty đa quốc gia chuyển lợi nhuận ra nước ngoài chỉ đang hoãn chứ không tránh được việc nộp thuế mãi mãi.

Cái sự “hoãn” này kéo dài cho đến khi công ty quyết định đưa lợi nhuận trở về nước Mỹ. Thực tế, họ hiếm khi chuyển về nên “hoãn” trở thành “vô thời hạn”.

Trong khi đó các nhà hoạch định chính sách Mỹ lại lưỡng lự về vấn đề chuyển giá. Năm 2009, Bộ Tài chính đề suất áp thuế với một số hoạt động thanh toán đặc biệt giữa chi nhánh nước ngoài của các công ty Mỹ

Các quan chức Bộ Tài chính ước tính sự thay đổi này có thể mang lại thêm 86,5 tỷ USD tiền thuế trong thập kỷ tới. Tuy vậy, sắc thuế này chìm vào quên lãng khi các đại gia công nghiệp và truyền thông ra tay vận động hành lang ở Quốc hội và Bộ Tài chính.

Chính quyền lo ngại

Trong khi chính quyền “vẫn lo ngại” về việc chiến thuật này có thể bị lạm dụng nhưng các quan chức đã quyết định “ngừng suy xét hướng cải cách các quy định đó cho đến khi nào chúng được nghiên cứu rộng rãi hơn,” Sandra Salstrom, phát ngôn viên Bộ Tài chính nói.

Nhà Trắng vẫn đề xuất đánh thuế lợi nhuận vượt mức của các chi nhánh tại nước ngoài để tránh chiến lược “chuyển thu nhập”, bà nói thêm.

Các quy định về chuyển giá nên được thay thế bằng một hệ thống phân bổ thu nhập giữa các nước giống như cách các các bang ở Mỹ chia nhau thuế TNDN dựa trên các khía cạnh như doanh số hay số lượng nhân viên ở từng khu vực, Reuve S.Avi-Yonah, GĐ Chương trình thuế quốc tế tại Trường Luật ĐH Michigan nói.

“Hệ thống thuế đã mất tác dụng và tôi nghĩ nó cần phải bị bãi bỏ”, Avi-Yonah nói. “Các công ty thoải mái lách luật mà chẳng làm sao.”

Theo Bloomberg

4 bước cơ bản để thành công và tìm việc kế toán


Theo yêu cầu của nhiều độc giả gửi mail và cũng là ý định mà tôi muốn chia sẻ từ bấy lâu nay. Với bài viết này, tôi không kỳ vọng các bạn đọc qua sẽ thành công ngay và tìm được việc kế toán mà chỉ nghĩ nó sẽ phần nào giúp chúng ta có thêm một định hướng. Đồng thời, bài viết còn mang tính chất lý luận và chỉ gói gọn trong một trang A4, không thể cung cấp những tài liệu cụ thể như một quyển cẩm nang nghề nghiệp, do đó có thể còn thiếu sót khi áp dụng vào thực tiễn, mong nhận được sự chia sẻ và phản hồi thêm từ độc giả!

Theo yêu cầu của nhiều độc giả gửi mail và cũng là ý định mà tôi muốn chia sẻ từ bấy lâu nay. Với bài viết này, tôi không kỳ vọng các bạn đọc qua sẽ thành công ngay và tìm được việc kế toán mà chỉ nghĩ nó sẽ phần nào giúp chúng ta có thêm một định hướng. Đồng thời, bài viết còn mang tính chất lý luận và chỉ gói gọn trong một trang A4, không thể cung cấp những tài liệu cụ thể như một quyển cẩm nang nghề nghiệp, do đó có thể còn thiếu sót khi áp dụng vào thực tiễn, mong nhận được sự chia sẻ và phản hồi thêm từ độc giả!


Xin đừng xem các bước sau đây là những giải pháp riêng lẻ mà hãy thực hiện đầy đủ từng bước một. Tránh tình trạng đốt cháy giai đoạn vì như vậy chúng ta chắc chắn sẽ thất bại. Khi  bạn đã làm tốt được ba bước đầu thì xin chúc mừng bạn, bước 4 sẽ không khó nếu chúng ta kiên trì và nỗ lực học hỏi!
 
  1. Trở thành người mà nhà tuyển dụng mong đợi!
  2. Làm cho nhà tuyển dụng biết đến mình!
  3. Làm được như nhà tuyển dụng mong đợi!
  4. Làm được hơn những gì nhà tuyển dụng mong đợi!

Bước 1. Trở thành người mà nhà tuyển dụng mong đợi!


Đây chính là bước cơ bản khởi đầu. Bước này không thể thực hiện trong một sớm, một chiều, mà phải là cả một quá trình.

Có những bạn, suốt mấy năm đại học, đã cất công sưu tập cả một seri bằng cấp, chứng chỉ, toàn là do những cơ sở đào tạo quy mô, với chữ ký của các GSTS. Tuy nhiên, đến khi gặp nhà tuyển dụng, lại vẫn cứ trượt. Lý do đơn giản là, những bạn ấy đã dồn hầu hết công sức để chuẩn bị những thứ mà nhà tuyển dụng không cần đến. Nhà tuyển dụng, ngày nay, không còn ngây thơ chỉ đơn thuần tin vào bằng cấp. Họ hiểu rõ họ cần người như thế nào và có đủ khả năng để đánh giá trực tiếp người đối diện. Đó cũng là lý do tại sao, cùng một vị trí tuyển dụng, đã có nhiều bạn, tuy chỉ có một tấm bằng trung cấp, thậm chí một tấm chứng chỉ học nghề ngắn hạn duy nhất, lại vượt qua nhiều thí sinh có nhiều bằng cấp và bằng cấp cao hơn họ. Đơn giản là trong suốt quá trình trước đó, những người này đã phấn đấu để trở thành những “Người được mong đợi”. Họ đã thể hiện là người biết việc, và có khả năng thực hiện công việc.
Vì vậy, trong quá trình học tập, không kể là đại học, cao đẳng, trung cấp hay học nghề, thậm chí tự học, các bạn hãy cố gắng làm sao để trở thành Người được mong đợi.
Muốn trở thành người được nhà tuyển dụng mong đợi, bạn phải biết nhà tuyển dụng sẽ cần những gì ở bạn. Khi đã biết được điều đó, bạn hãy tập trung thời giantiền bạc và công sức để có được nó. Tuyệt đối không nên đổ tiền của, thời gian, công sức cho những thứ chỉ có danh mà không có thực. Hãy thà là một cơ thể khoẻ mạnh mang một bộ đồ bình dân (trong lúc chờ một bộ thời trang thích hợp) còn hơn là một cơ thể ốm yếu khoác bộ đồ thời thượng đắt tiền.


Bước 2: Làm cho nhà tuyển dụng biết đến mình!



Khi đã qua được bước thứ nhất, các bạn hãy tiếp tục đến bước thứ hai: “Làm cho nhà tuyển dụng biết đến mình”. Giai đoạn này cũng gần giống như đi bán hàng. Nếu có khác chăng thì chỉ là ở chỗ hàng hóa ở đây không phải là tủ lạnh hay tivi, mà là khả năng làm việc của bạn. Muốn cho nhà tuyển dụng biết đến bạn, cụ thể là biết đến khả năng làm việc của bạn, phải thông qua giao tiếp. Có rất nhiều hình thức giao tiếp nhưng chủ yếu nhất vẫn là thông qua Hồ sơ tuyển dụng, Thi viết và Phỏng vấn trực tiếp.
Trong hồ sơ tuyển dụng, có thể nói, hai tài liệu quan trọng bậc nhất là Đơn dự tuyển (còn gọi là đơn xin việc) và CV (Curriculum Vitae - tạm dịch bản lý lịch tự thuật về kinh nghiệm, kỹ năng và trình độ học vấn...). Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ đọc đơn trước, sau đó là CV. Những hồ sơ khác chỉ xem thêm khi cần tham chiếu. Có nhiều nhà tuyển dụng rất coi trọng cách thể hiện trong đơn dự tuyển, thậm chí, thông qua đơn dự tuyển để đánh giá bước đầu đẳng cấp của ứng đơn. Để tạo lập một bộ hồ sơ xin việc tốt, bạn nên chuẩn bị thật kỹ và nếu cần, nên nhờ sự tư vấn của những người đã có kinh nghiệm. Khi bạn được vào vòng thi viết và đặc biệt là phỏng vấn thì coi như nhà tuyển dụng đã chọn con người bạn như được mô tả trong hồ sơ. Vấn đề còn lại là bạn phải nhất quán thể hiện bạn, đúng như, hoặc thậm chí hơn là trong hồ sơ. Sự thông minh, nhất quán, trung thực,… sẽ được đánh giá trong cuộc phỏng vấn này mình đúng như những gì bạn đã trình bày trên hồ sơ xin việc
Bước 3: Làm được như nhà tuyển dụng mong đợi!


Sau khi thành công ở vòng phỏng vấn, bạn sẽ bước vào giai đoạn thử việc. Trong giai đoạn này, bạn sẽ được quan tâm một cách chu đáo về nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn có làm được việc như nhà tuyển dụng đã và đang mong đợi hay không. Nếu bạn làm việc tốt, đương nhiên, hết thời hạn thử việc, bạn sẽ được chuyển sang làm việc chính thức.
    Đây là giai đoạn khó khăn vì công việc thường là mới mẻ hoặc ít nhất cũng là môi trường bạn bắt đầu làm quen. Ở giai đoạn này, cần tập trung nỗ lực bản thân cao độ. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm sự trợ giúp về kinh nghiệm của những người đi trước. Hãy cố gắng nhận dạng và chủ động thực hiện tốt những công việc thuộc phạm vi của mình. Khi được giao một công việc gì đó, nếu chưa biết làm, thay vì câu hỏi “Việc này làm như thế nào?”, bạn hãy cố gắng tự tìm phương án giải quyết và chỉ nên hỏi “ Thưa Sếp, việc đó tôi định làm như thế này có đúng không? ”
Bước 4: Làm được hơn những gì nhà tuyển dụng mong đợi!


Sau khi đã thành thành viên chính thức của tổ chức, bạn không nên dừng lại. Hãy chứng tỏ mình còn làm được nhiều hơn cả mong đợi. Hãy tìm mọi cách thay đổi bản thân và tìm mọi cơ hội để cải tiến công việc. Nếu bạn làm được như vậy, cơ hội thăng tiến sẽ luôn luôn theo cùng với bạn, và bạn chắc chắn sẽ là Người thành công, thậm chí, không chỉ là trong công việc, mà còn hơn thế nữa.

CÓ THỂ LÀM KẾ TOÁN TRƯỞNG CHO NHIỀU CÔNG TY?


Chào KIMI TRAINING, em là học viên khóa Kế Toán Trưởng của KIMI TPHCM, hiện tại em đã nhận được chứng chỉ kế toán trưởng theo quy định của Bộ Tài chính và đủ điều kiện được bổ nhiệm Kế toán trưởng. KIMI TRAINING cho em hỏi em có được bổ nhiệm kế toán trưởng cho hai hoặc nhiều công ty cùng lúc hay không? Em có thể đồng thời làm kế toán trưởng công ty tại TP HCM và công ty tại Hà Nội hay không? .

Thúy Hằng (thuyhang0293@gmail.com):

Sau đây là phản hồi của ông Lương Đăng Sơn – CEO KIMI TP HCM;

Trả lời:

Bạn Thúy Hằng thân mến.

Theo quy định của bộ luật Lao Động, người lao động cùng một lúc có thể giao kết hợp đồng lao động với hai hoặc nhiều đơn vị sử dụng lao động với điều kiện phải đảm bảo thực hiện đúng trách nhiệm và nội dung giao kết.
Như vậy, người làm công tác Kế toán trưởng cũng có thể cùng một lúc đảm nhiệm nhiều vị trí chức danh kế toán trưởng của nhiều đơn vị với điều kiện thực hiện đầy đủ trách nhiệm và chức năng của kế toán trưởng như đã giao kết.

Nếu bạn làm Kế toán trưởng cho 2 đơn vị tại Hà Nội và TP HCM, theo tôi không có vấn đề gì vì đơn vị có thể gởi các chứng từ ký thông qua chuyển phát nhanh. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là không thể được đối với các chứng từ yêu cầu ký trực tiếp tại thời điểm cần ký và bạn phải kiểm tra kỹ rồi mới ký các văn bản.
Thực tế tại KIMI TRAINING, cô giáo Lê Nguyễn Trang hiện tại đang phụ trách vị trí kế toán trưởng cho nhiều đơn vị thuộc quản lý của chi cục thuế quận Bình Thạnh. Vậy KIMI chúc bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ và được cấp trên tin cậy.
Thân mến.

Lương Đăng Sơn.

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012 18:30

Nghi ngờ khoản vay 38.000 tỷ đồng cho cá tra



Bộ NN&PTNT vừa có báo cáo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, đề nghị kiểm tra lại con số dư nợ 38.000 tỷ đồng cho ngành cá tra vay 9 tháng đầu năm 2012, mà Ngân hàng Nhà nước báo cáo mới đây. Bởi thực tế, số doanh nghiệp cá tra phá sản, ngừng sản xuất ngày càng tăng, do không vay được vốn...



Ngành cá tra đang đi xuống vì DN và người nuôi đói vốn.
Ảnh: Sao Mai.




Dư nợ 38.000 tỷ thật, DN đã không “chết” nhiều thế

Tại cuộc họp giữa Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) với Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát mới đây, đại diện NHNN cho biết trong 9 tháng đầu năm 2012, dư nợ cho vay đối với sản xuất cá tra đạt trên 38.000 tỷ đồng.

Số dư nợ trên cho hơn 6.000 hộ nuôi và hơn 250 DN vay. Chỉ tính từ sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng (công văn 1149, ngày 8-8-2012) về chính sách tín dụng cho thủy sản và chăn nuôi, dư nợ cho vay đối với hộ nuôi, chế biến cá tra lên tới trên 10.300 tỷ đồng.

Ông Dương Ngọc Minh, Phó Chủ tịch Vasep cho biết, con số trên là không thể có, cần kiểm tra lại.

“Hồi tháng 2-2012, cũng tại cuộc họp do Bộ trưởng Cao Đức Phát chủ trì, NHNN đưa ra con số dư nợ cho ngành cá tra khoảng 19.000 tỷ đồng. Bây giờ, 7 tháng sau nhảy lên 38.000 tỷ đồng. Con số này quá lớn, mà nếu có, thì các DN không phải bán tháo cá tra, để giá giảm như hiện nay”- ông Minh nói.

Theo lãnh đạo Vasep, ngân hàng nghe nói đến cá tra, “họ mường tượng như địa ốc, thì lấy đâu mà bơm ra”. Mặt khác, năm 2012, cơ cấu nuôi trồng là DN nuôi 70%, còn dân nuôi 30%.

“Trong số hộ dân nuôi cá, phần lớn là họ có tiền, nên tỷ lệ vay ngân hàng rất ít, còn hộ nuôi nhỏ lẻ, gần như không vay được vốn, nên lấy đâu con số hơn 6.000 hộ vay” - ông Minh nói.

Theo ông Minh, số DN chế biến xuất khẩu cá tra chỉ khoảng 70 DN, trong đó khoảng 30% gần như chết rồi, thì lấy đâu ra hơn 250 DN chế biến cá tra? Còn khoản dư nợ hơn 10.300 tỷ đồng cho vay sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng, ông Minh cho rằng, nếu có, cũng không quá 20% con số này.

Ông Minh nói, cần xem lại đối tượng được vay trong lĩnh vực cá tra có đúng như Thủ tướng chỉ đạo không. Còn về góc độ Hiệp hội, rõ ràng không có con số như NHNN báo cáo.

Vasep đặt nghi vấn: Có thể chi nhánh dưới cho vay sai mục đích, bây giờ lại hướng dẫn người vay làm đề án nuôi cá tra, vì đây là lĩnh vực đang được ưu tiên, để biến nợ xấu đó, qua nợ con cá tra.

Trước những con số “khủng” trên, Bộ NN&PTNT trong báo cáo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải mới đây về tháo gỡ khó khăn cho ngành thủy sản, đề nghị cần kiểm tra, xác minh lại, vì thực tế con số từ các doanh nghiệp và địa phương thấp hơn nhiều.

Bộ NN&PTNT đề nghị Phó Thủ tướng nghiên cứu cách tính tài sản thế chấp của DN và hộ nuôi từ chính giá trị của thủy sản trong ao, để nâng hạn mức cho vay cao hơn so với hiện nay. Đồng thời, cần cơ cấu lại vốn từ ngắn hạn sang trung và dài hạn để cứu ngành cá tra.

Theo đại diện Vasep, với những DN hoạt động tốt, có thị trường xuất khẩu, nhưng đang gặp khó khăn về vốn thì ngân hàng nên cơ cấu lại vốn, cho họ vay.

Người nuôi lỗ trên 3.000 đồng/kg

Theo Tổng Cục thủy sản (Bộ NN&PTNT), diện tích nuôi thả cá tra từ đầu năm đến nay là gần 5.500 ha, tăng 12% so cùng kỳ năm ngoái. Hiện diện tích đã thu hoạch hơn 3.850 ha.

Tổng sản lượng thu hoạch từ đầu năm đến nay gần 1,1 triệu tấn, năng suất bình quân chỉ 279 tấn/ha, trong khi năm ngoái là 305 tấn/ha.

Vào thời điểm cuối quý II, đầu quý III, sau khi có thông tin về gói tín dụng giải cứu ngành cá tra, giá cá nguyên liệu tăng nhẹ, ở mức 20.500-22.300 đồng/kg.

Hiện, dù nhu cầu tiêu thụ cá tra một số nước có dấu hiệu tăng để đón Giáng sinh và năm mới, nhưng giá cá tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chỉ còn 20.500- 21.700 đồng/kg, giảm 500-700 đồng/kg so với đầu tháng 12.

Việc giảm này là do hàng tồn kho lớn, và sức ép từ cá đến kỳ thu hoạch. Hiện giá thành sản xuất cá tra là 23.000 - 24.000 đồng/kg, người nuôi đang lỗ 3.000-3.300 đồng/kg.

Tổng cục Thủy sản cho biết, đến 15-11-2012, xuất khẩu cá tra chỉ đạt hơn 1,52 tỷ USD, giảm 1,7% so cùng kỳ năm ngoái, nhưng dự báo tổng xuất khẩu cá tra cả năm sẽ vào khoảng 1,8 tỷ USD, tương đương năm 2011.

PHẦN MỀM KẾ TOÁN VACOM

Giá xăng đủng đỉnh vì luật chậm sửa


Giá xăng dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh nhưng như bao lần khác, giá trong nước vẫn đủng đỉnh. Nguyên nhân chính là do quy định quá lạc hậu của nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu.

Đáng nói là nhiều lần lãnh đạo các bộ ngành đã thừa nhận sự lạc hậu này nhưng việc sửa đổi vẫn trì hoãn.



Người dân đổ xăng tại cây xăng trên đường Trần Xuân Soạn, Q.7, TP.HCM tối 17-12 - Ảnh: Thuận Thắng

Các chuyên gia trong lĩnh vực xăng dầu cho rằng việc chậm sửa đổi nghị định 84 sẽ khiến giá xăng không minh bạch, từ đó chỉ mang lại lợi ích cho một bộ phận nhỏ những người trong ngành xăng dầu, trong khi người tiêu dùng và ngay cả các đại lý bán lẻ xăng dầu cũng phải chịu thiệt.

Có thể giảm ngay 500 đồng/lít

Theo các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu, hai tuần trở lại đây giá xăng A92 nhập khẩu tại Singapore đã có xu hướng giảm. Trong khoảng 10 ngày qua, đa số phiên giao dịch đều chốt giá ở mức 111-113 USD/thùng. Giá nhập khẩu trên khi nhập VN cộng thêm các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, các khoản phí và chi phí kinh doanh định mức... vào khoảng 22.250 đồng/lít. Với giá bán lẻ hiện nay đối với xăng A92, chênh lệch giữa giá đầu vào và đầu ra là 900 đồng/lít.

Như vậy, rõ ràng các doanh nghiệp đầu mối đã có lời. Tuy nhiên, do quy định giá cơ sở phải tính trong khoảng thời gian trung bình 30 ngày kể từ ngày chốt giá trở về trước nên một số doanh nghiệp cho rằng mới chỉ hòa vốn.

Do thực tế doanh nghiệp đầu mối đang có lãi nên đã mạnh dạn tăng mức chiết khấu cho các đại lý. Nhiều đại lý xăng dầu khẳng định chiết khấu ở mặt hàng xăng A92 đã lên tới 770 đồng/lít và dầu lên tới 850 đồng/lít.

Một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cho rằng nếu nghị định 84 đã được sửa để giá bán lẻ xăng dầu trong nước diễn biến sát giá thế giới hơn thì thời điểm này, giá bán lẻ xăng A92 đã có thể giảm được khoảng 500 đồng/lít, quyền lợi với người tiêu dùng được đảm bảo và doanh nghiệp đầu mối, đại lý xăng dầu cũng không bị thiệt thòi.

Không nên chần chừ

Nghị định 84 về hoạt động kinh doanh xăng dầu có hiệu lực từ tháng 12-2009. Suốt từ đó đến nay, giới kinh doanh xăng dầu, đặc biệt các đại lý, doanh nghiệp tư nhân bán lẻ xăng dầu, đã kêu than về những điểm bất hợp lý khiến quyền lợi của số đông không được đảm bảo.

Từ giữa năm 2011, trong nhiều cuộc họp liên quan đến lĩnh vực xăng dầu, lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Công thương đã thừa nhận nghị định 84 có nhiều điểm lạc hậu, không còn phù hợp với tình hình thực tế, cần sửa đổi. Tuy nhiên, suốt từ đó đến nay vẫn chưa thấy bóng dáng của “nghị định 84 mới”.

Ông Phạm Quốc Tuấn, Công ty TNHH V.P.I (doanh nghiệp cung cấp nhiều dịch vụ trong ngành xăng dầu), cho rằng quy định giá cơ sở 30 ngày cản trở sự linh hoạt của thị trường xăng dầu. Theo ông Tuấn, giá cơ sở nên đưa về mức tính trung bình trong khoảng 10 ngày kể từ ngày chốt giá trở về trước.

Như vậy, giá trong nước sẽ được điều chỉnh (cả tăng và giảm) sát với giá thế giới hơn. Chu kỳ của giá xăng nhập khẩu tại Singapore cũng thường ở khoảng thời gian 10 ngày chứ không kéo dài 30 ngày.

Theo ông Tuấn, bên cạnh việc sửa khoảng thời gian tính giá cơ sở, một trong những điểm quan trọng là minh bạch giá cả bằng việc sửa lại phần chi phí định mức kinh doanh (hiện là 600 đồng/lít), tránh như hiện nay doanh nghiệp đầu mối cho biết mức 600 đồng không đủ, từ đó khó xác định họ lỗ lãi như thế nào. Việc nâng mức chi phí kinh doanh định mức sẽ phải đi kèm là mức chiết khấu cho đại lý được nâng lên, đồng thời quy định mức tối thiểu.

Hiện do không có mức quy định rõ, việc điều hành giá lại cứng nhắc khiến đại lý xăng dầu luôn ở thế bị động, phụ thuộc hoàn toàn vào doanh nghiệp đầu mối.

Theo các chuyên gia xăng dầu, bên cạnh những điểm bất hợp lý trên, nghị định 84 còn gây cản trở quyền lợi của người tiêu dùng và số đông đại lý bán lẻ xăng dầu ở điểm không có cạnh tranh. Vì thế cần sớm tăng cường tính cạnh tranh ở thị trường xăng dầu cho cả giới đại lý bán lẻ và doanh nghiệp đầu mối.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng nghị định 84 cần được sửa đổi để giải bài toán minh bạch giá xăng dầu theo nguyên tắc thị trường với mục tiêu giảm thiểu tình trạng xin - cho và khuyến khích cạnh tranh. Đi vào chi tiết, ông Phong cho rằng khi sửa nghị định 84 cần rà soát, hoàn thiện những quy định liên quan đến chỉ tiêu kỹ thuật và chi phí hoạt động của ngành xăng dầu, công khai thông tin và khuyến khích phản biện của những người am hiểu thị trường để đưa ra được chính sách quản lý, điều hành hài hòa lợi ích các bên, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

BẠCH HOÀN


Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012 23:26

Lãi suất và sự im lặng của Ngân hàng Nhà nước

Chính phủ có thông cáo nêu định hướng. Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) kiến nghị và lãnh đạo phụ trách cho là chắc chắn. Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng đã nêu các cơ sở để hạ lãi suất.

Còn Ngân hàng Nhà nước vẫn đang im lặng.

Hai tuần trước, Chính phủ ra thông cáo về phiên họp thường kỳ tháng 11/2012, trong đó nêu định hướng “xem xét việc áp dụng trần lãi suất cho vay và giảm lãi suất cho vay giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn”.

Trong báo cáo tình hình kinh tế tháng 11 và 11 tháng năm 2012, NFSC kiến nghị “mạnh dạn hạ lãi suất huy động và lãi suất cơ bản khoảng 1% so với lãi suất quy định hiện nay, đồng thời khống chế trần lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh”.

Phát biểu với báo giới, ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch NFSC, nhấn mạnh rằng: “Xu hướng giảm lãi suất là chắc chắn. Ngân hàng Nhà nước sẽ căn cứ điều kiện cụ thể để quyết định thời điểm giảm. Thủ tướng Chính phủ đã tuyên bố, muốn hỗ trợ doanh nghiệp, phải mở rộng thị trường tiêu thụ và giảm chi phí, tức là phải giảm lãi suất”.

Phát biểu tại một hội thảo ngày 30/11/2012, ông Phạm Viết Muôn, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho rằng có nhiều cơ sở để hạ lãi suất trong bối cảnh CPI đi xuống như những tháng vừa qua, cũng như gợi mở ngay tuần đầu tháng 12/2012 Chính phủ sẽ họp bàn để điều chỉnh lãi suất theo hướng giảm.

Xuyên suốt chuỗi thông tin đó cho đến nay, cơ quan trực tiếp điều hành lãi suất là Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa đưa ra ý kiến chính thức nào. Về xu hướng, có chăng là dự tính của Thống đốc Nguyễn Văn Bình từ hồi tháng 7/2012, tại cuộc đối thoại với doanh nghiệp, nếu lạm phát cả năm nay được khống chế ở khoảng 7% thì lãi suất huy động VND có thể giảm tiếp xuống còn 8%/năm.

Liên tiếp và dồn dập các thông tin định hướng, kiến nghị và gần như khẳng định như vậy, Ngân hàng Nhà nước vẫn đang im lặng. Liệu có phải cơ quan này thiếu độc lập và thiếu chủ động trong điều hành lãi suất với bối cảnh trên?

Dĩ nhiên, nhà điều hành chính sách tiền tệ đã cùng tham gia họp bàn, có tiếng nói của mình trong các quyết sách thuộc lĩnh vực. Nhưng ít nhất, họ đang thiếu chủ động về thông tin.

Có thể, Ngân hàng Nhà nước đang chờ đợi dữ liệu CPI tháng 12 và cả năm để đi đến quyết định cuối cùng (?).

Nhưng, giả thiết và chỉ là giả thiết, nếu Ngân hàng Nhà nước chưa muốn giảm lãi suất thời điểm này thì sao? Bởi họ phải cân nhắc, tính toán và phải dự báo trên cơ sở thực tế hoạt động của hệ thống, gắn với yếu tố thời điểm.

Thanh khoản hệ thống hiện tương đối tốt nhưng theo Thống đốc nói trước Quốc hội vừa qua là vẫn bấp bênh và chưa bền vững. Lạm phát đã giảm, vốn huy động tăng trưởng cao nhưng hệ thống đang bước vào mùa cao điểm cuối năm. Và dòng tiền gửi luôn nhạy cảm với các điều chỉnh lãi suất.

Tính đến ngày 20/11/2012, tổng số dư tiền gửi tại các tổ chức tín dụng đã tăng 15,98% so với cuối năm 2011. Song, mùa cao điểm chi trả cuối 2012 đầu 2013 có thể sẽ hạn chế sự thuận lợi đó; thanh khoản hệ thống sắp tới vẫn phải dè chừng.

Thanh khoản hệ thống ngân hàng vẫn thường chịu áp lực từ các kênh đầu tư khác. Tiền gửi tăng mạnh năm nay một phần phản ánh sự bế tắc trong đầu tư sản xuất kinh doanh, ở kênh chứng khoán, vàng, bất động sản, ngoại tệ… Một sự hồi phục và sôi động nếu được gợi mở đều có thể nhanh chóng lôi kéo dòng vốn trú ẩn ra khỏi ngân hàng và khiến việc hạ lãi suất huy động trở nên “việt vị”.

Ở một mối quan hệ khác, dư địa để thu hẹp chênh lệch lãi suất giữa VND với USD sẽ càng hạn hẹp. Chênh lệch bớt hấp dẫn có thể tác động đến tỷ giá USD/VND - một trong những điểm lo ngại nhất vài năm về trước.

Trong khi đó, có quan điểm cho rằng không nhất thiết phải định hướng, đề nghị hay yêu cầu Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất huy động để tạo cơ sở hạ lãi suất cho vay. Thay vào đó, nhiệm vụ mặc nhiên của cơ quan này là điều tiết quy mô vốn trong hệ thống, qua đó gián tiếp tác động đến lãi suất. Đó mới là sự chủ động thực sự, lãi suất cũng sẽ mang nhiều hơi thở của thị trường hơn.

Như những ngày qua, vốn khả dụng dư thừa, đầu ra khó khăn, nhiều ngân hàng thương mại đã chủ động giảm lãi suất ở các kỳ hạn dài chứ không cần sự can thiệp hành chính hay kiến nghị nào đó. Diễn biến này do cung - cầu tác động, gắn với quy mô vốn mà Ngân hàng Nhà nước điều tiết.

Trạng thái vốn hiện nay mà Ngân hàng Nhà nước đang điều tiết là một cơ sở để tạo khả năng lãi suất tiếp tục “tự” giảm. Vốn huy động tăng cao, tín dụng tăng trưởng cả năm rất thấp, các địa chỉ tài sản đầu tư hạn chế…; bí đầu ra, vốn dồn lại thì phản ứng thường thấy là các ngân hàng giảm lãi suất.

Nhưng, hướng vận động trên đã bị hạn chế. Sự điều tiết của Ngân hàng Nhà nước theo đó dường như bị thụ động. Bởi trước trạng thái vốn khả dụng dư thừa, trái phiếu Chính phủ lại được đà phát hành dồn dập. Các nhà băng lại có một đầu ra, nhồi mạnh vốn vào kênh này thay vì tập trung cho tín dụng. Nếu chỉ tập trung cho tín dụng, cung vốn lớn thì lãi suất sẽ giảm, cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận vốn sẽ mở rộng hơn.

Dĩ nhiên vốn chảy vào trái phiếu cũng là một cách cho vay gián tiếp, tạo nguồn thúc đẩy đầu tư công. Song, hiệu quả đầu tư công so với tín dụng cho doanh nghiệp như thế nào là một tham chiếu. Còn khi phải đẩy nhiều vốn vào kênh trái phiếu mà không thúc đẩy được tín dụng thì các ngân hàng thương mại chưa làm tốt vai trò, nhiệm vụ trung gian dẫn vốn, dù nguyên nhân không hẳn chỉ từ họ.

Kỹ năng của kế toán viên..


Việc rèn luyện cho mình những kỹ năng cần thiết là điều rất quan trọng bởi nó sẽ giúp bạn hoàn thiện hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống. Đặc biệt hơn trong nghề kế toán, có những yêu cầu về kỹ năng đòi hỏi bạn phải trau dồi và hoàn thiện mới làm được việc
Đầu tiên, bạn cần có năng lực chuyên môn cao, kiến thức nghề nghiệp tốt

Kế toán là những vị trí khá cao trong doanh nghiệp, ngân hàng, hay tổ chức tài chính. Kế toán luôn được coi trọng trong các doanh nghiệp bởi tính quan trọng của nghề này. Do đó điều trước tiên bạn cần phải có là năng lực chuyên môn cao, điều này dễ nhìn thấy nhất thông qua tấm bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc đai học chuyên ngành tài chính kế toán. Trải qua quá trình học tập và sau này đi làm tích lũy thêm, bạn phải có những kiến thức, kinh nghiệm, có khả năng lập báo cáo và trình bày báo cáo kế toán, khả năng thống kê, phân tích tài chính, khả năng lập và phân tích báo cáo kế toán cũng như quản trị tài chính doanh nghiệp…


Một nhân viên kế toán cần nắm tình hình của doanh nghiệp bao gồm tài sản và những hoạt động thanh toán lương bổng, mua bán hàng, vay vốn, thế chấp, sản xuất… để giải quyết các vấn đề có liên quan đến tài sản công ty. Nghề kế toán gắn liền với các tài liệu, sổ sách, giấy tờ chứa những con số “biết nói” về tình hình tài chính. Do đó, bạn cần làm việc hết sức tập trung, cẩn thận và đặc biệt yêu thích làm việc với các con số.

Việc trau dồi khả năng tổng hợp, phân tích, đọc các bản báo cáo tài chính, phân tích tài chính, khả năng giao tiếp, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm là rất quan trọng đối với bất kỳ người kế toán nào.
Bạn cần thành thạo máy tính và trình độ tiếng Anh

Những kiến thức về ngoại ngữ, vi tính cũng là điều cần thiết. Nếu thiếu mặt này, bạn sẽ không thể đọc, hiểu các báo cáo liên quan đến công việc kế toán của mình cũng như cơ hội thăng tiến sẽ ít nhiều bị hạn chế. Đây là hai chìa khoá vàng cùa mọi ngành nghề chứ không riêng gì nghề kế toán. Để đạt được những vị trí cao trong nghề kế toán như trên, bạn càng cần phải thoả mãn hai điều kiện này. Bạn phải thành thạo các phần mềm vi tính văn phòng đặc biệt là Excel dùng để tính toán, Power Point để thuyết trình và các phần mềm chuyên về kế toán. Tiếng Anh của bạn cũng phải đủ để có thể giao tiếp với các đối tác hay thành viên trong công ty là người nước ngoài và đọc các tài liệu, viết các báo cáo tài chính kế toán. Ngoài việc trau dồi các kiến thức về máy tính và tiếng Anh vốn có, bạn cũng cần phải tìm tòi, học hỏi cho mình những kiến thức những thủ thuật mới, giúp ích trong công việc.
Bạn cần có khả năng tư duy tốt, khả năng làm việc với các con số

Nhất là tư duy toán học, tư duy logic vì kế toán là một công việc luôn luôn phải tiếp xúc với những con số, những bảng biểu và những phép tính phức tạp. Chỉ cần một sai sót về tính toán, bạn cũng có thể gây ra thiệt hại cho công ty hàng tỷ đồng. Chính vì thế, khi làm nghề kế toán cũng yêu cầu bạn cần có khả năng tư duy tốt
Bạn cần tập cho mình tính cẩn thận và trung thực

Vì công việc của kế toán là xử lý các con số liên quan đến tiền bạc nên chỉ cần sai xót một chút thôi là bạn có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho doanh nghiệp của mình. Vậy nên, khi làm việc, bạn phải luôn nhẩm trong đầu câu khẩu hiệu: “Cẩn thận! Cẩn thận! Cẩn thận!”. Cẩn thận từ các bước tính toán cho đến những chi tiết nhỏ như viết số rõ ràng, dễ đọc. Dấu “chấm” và dấu “phẩy” đảo chỗ cho nhau trong một con số là giá trị của nó đã thay đổi rất nhiều rồi. Nhưng hậu quả của việc bất cẩn gây ra còn không nghiêm trọng bằng hậu quả của sự cố tình làm sai hòng mưu cầu lợi ích riêng. Vì vậy, để có thể phát triển trong nghề kế toán thì bạn phải là người rất trung thực. Đây cũng là phẩm chất mà các công ty, đơn vị quan tâm nhất khi tuyển dụng kế toán viên.
Bạn phải chịu được áp lực công việc cao, biết quản lý hiệu quả thời gian làm việc

Công việc kế toán trưởng, kế toán tài chính, kế toán tổng hợp là những công việc luôn chân luôn tay luôn đầu óc, nhất là vào gần cuối tháng hay cuối năm, khi mà công ty phải tổng kết thu tiêu, lương bổng cho nhân viên… thì họ càng phải vắt chân lên cổ mà chạy thì mới kịp công việc. Vậy nên, bạn phải có sức khỏe và tinh thần tốt để có thể theo được việc làm kế toán. Bên cạnh đó, bạn phải biết cách sắp xếp thời gian hợp lý để có thể hoàn thành công việc đúng tiến độ mà không hao tổn sức lực nhiều, không để có những khoảng thời gian vô ích.
Bạn cần trau dồi khả năng giao tiếp, khả năng ứng xử trong công việc

Có được khả năng này thì bạn sẽ dễ dàng hòa đồng với mọi người trong công ty hơn, có thể hợp tác tốt với các thành viên trong phòng, ban của bạn và tạo thiện cảm và có thể là thuyết phục được các đối tác kinh doanh. Kỹ năng này sẽ giúp bạn tiến xa hơn trên con đường thăng tiến. Giao tiếp là cầu nối giúp bạn gần gũi hơn với cấp trên, gần gũi hơn với đồng nghiệp thông qua đó bạn sẽ hỏi học được nhiều thứ từ người đồng nghiệp của mình, cũng như bạn càng có cơ hội thăng tiến hơn trong công việc.
Chuẩn bị tinh thần đối đầu với những khó khăn

Nếu quyết định theo đuổi ngành kế toán, bạn cũng cần chuẩn tinh thần để đối mặt với một số khó khăn trong giai đoạn đầu như:
Mức lương khởi điểm: khi chưa có kinh nghiệm thực tế, mức lương bạn nhận được sẽ tương đương sinh viên mới ra trường.
Tính chất công việc đơn giản (như xuất hóa đơn, báo cáo thu chi, các công việc hành chính).
Độ tuổi.

Bạn cần chuẩn bị tinh thần bắt đầu lại như một sinh viên mới ra trường chuyên ngành kế toán. “Vạn sự khởi đầu nan”, nhưng sự yêu thích, đam mê nghề sẽ giúp bạn duy trì năng lượng vượt qua những trở ngại; và sự cầu tiến, thái độ làm việc chăm chỉ, chịu khó sẽ giúp bạn nhanh chóng phát triển lên tầm cao mới.

Với những chia sẻ trên, Trung tâm Kế toán Bình Minh hy vọng sẽ giúp các bạn đã, đang và sẽ bước vào nghề kế toán có được những kỹ năng, kinh nghiệm quý báu trang bị cho mình trên con đường sự nghiệp.

Kinh tế thế giới tuần qua: Lần “cuối cùng” mới nhất của Eurozone

Châu Âu tạm tìm ra lối thoát cho khủng hoảng nợ công nhưng triển vọng vẫn mong manh, khó lường. Trong khi đó, kinh tế Mỹ, Trung Quốc xuất hiện thêm nhiều tín hiệu lạc quan mới.

"Nguyên tắc vàng" cho Eurozone

Kết thúc hội nghị thượng đỉnh Liên minh Châu Âu (EU) hôm 9/12, các nhà lãnh đạo khu vực đã nhất trí với những nguyên tắc nghiêm ngặt hơn về ngân sách với khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone). Trong đó nổi bật là việc đưa ra “công ước tài chính”.

Đây được xem là là "nguyên tắc vàng" nhằm siết chặt kỷ luật về ngân sách với mục tiêu tránh lặp lại khủng hoảng nợ công. "Công ước tài chính" này được dựa trên các hiệp ước liên chính phủ, chỉ áp dụng cho Eurozone và những nước tham gia công ước.

Theo đó, mức trần "thâm hụt cơ cấu" hàng năm (được tính toán không tính đến những nhân tố chỉ xảy ra một lần như thanh toán nợ và những tác động đối với chu kỳ kinh tế) không vượt quá 0,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trước đây là 0%.

Các quy định nghiêm ngặt hơn sẽ được áp dụng đối với các nước tham gia dưới sự giám sát của Tòa án Hiến pháp Châu Âu. Các biện pháp trừng phạt sẽ được áp dụng tự động đối với những nước vi phạm trần thâm hụt, trừ phi nhiều nước tham gia phản đối.

"Công ước tài chính" sẽ có tính ràng buộc về pháp lý thông qua một thỏa thuận được ký vào tháng 3/2012 hoặc sớm hơn, giữa 17 nước thành viên Eurozone, cùng với các quốc gia nằm ngoài khối này có cùng nguyện vọng được tham gia công ước.

Hội nghị cũng nhất trí về một số biện pháp nhằm thuyết phục thị trường tin rằng họ đủ sức dựng "bức tường lửa" hiệu quả để ngăn chặn khủng hoảng nợ công bùng phát trong toàn khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Tuy nhiên, lối thoát tìm được ở trên vẫn bị xem là mong manh, bởi lẽ một lần nữa, hội nghị thượng đỉnh châu Âu lại cho thấy sự thiếu đồng thuận giữa các thành viên trong khu vực. Và điệp khúc “cuối cùng”, “giờ G” sẽ lại lặp lại trong một cuộc họp khác.

Kể từ tháng 3/2011 cho đến trước cuộc họp ở Brussels, đã có 5 cuộc họp thượng đỉnh của EU mang điệp khúc “cơ hội cuối cùng” và đều kết thúc với kết quả hạn chế. Có đến 4 trong số 5 cuộc họp đó luẩn quẩn với các vấn đề của Hy Lạp.

Tại cuộc họp lần này, EU gặp bế tắc trong việc cải tổ Hiệp ước Lisbon, xuất phát từ sự phản đối của Anh. Chính phủ Anh phản đối đề xuất của Pháp và Đức về áp thuế giao dịch tài chính cũng như những quy định mới nhằm kiểm soát các giao dịch này.

Theo Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy, Thủ tướng Anh David Cameron chỉ đồng ý thay đổi văn bản pháp lý này với điều kiện hiệp ước sửa đổi được đính kèm một điều khoản dành cho Anh một số miễn trừ đối với các quy định về dịch vụ tài chính.

Trước sự phản đối của Anh, Hungary và sự lưỡng lự của Thụy Điển, Cộng hòa Czech, EU rốt cục đi đến một thỏa thuận dung hòa, việc tăng cường kỷ luật ngân sách sẽ là một thỏa thuận mở, tức gồm Eurozone và sự tham gia tự nguyện của 10 nước EU còn lại.

Trung Quốc cứu, Mỹ không

Hôm 10/12, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh bác bỏ ý kiến cho rằng Bắc Kinh khoanh tay đứng nhìn châu Âu vật lộn vượt khủng hoảng và rằng, nước này vẫn là một phần trong các nỗ lực quốc tế hỗ trợ châu Âu vượt khủng hoảng nợ.

“Trung Quốc sẽ tiếp tục là một phần của nỗ lực này bởi chúng ta đều liên quan và tương hỗ lẫn nhau. Chúng ta đều chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này và cùng trên một con thuyền”, bà Phó Oánh phát biểu với báo giới ở Vienna.

Trong khi đó, một ngày trước, Mỹ tuyên bố sẽ không đóng góp tài chính vào Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) để giải cứu các quốc gia châu Âu, trong đó có Italy và Tây Ban Nha, nếu những nước này cũng có nguy cơ rơi vào tình trạng vỡ nợ như Hy Lạp và Ireland.

Thông báo này được đưa ra ngay sau khi EU nhất trí cùng đóng góp 270 tỷ USD để IMF có đủ tiền tung ra cứu trợ trong trường hợp một thành viên lớn của Eurozone gặp khó khăn trong việc huy động các nguồn vốn từ thị trường.

Lý giải về quyết định trên của Nhà Trắng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geaithner nhấn mạnh IMF đã được cung cấp đủ tiền và bản thân châu Âu cũng có đủ các nguồn lực tài chính để tự giải quyết các khó khăn của mình.

Phan mem ke toan
Một quan chức Mỹ tiết lộ Nhà Trắng hiện đang cân nhắc các phương án để tăng cường khả năng tài chính của IMF mà không cần phải sử dụng tiền thuế của người dân Mỹ để đóng góp cho IMF.

Kinh tế Mỹ, Trung cùng khởi sắc

Hôm 10/12, Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết kim ngạch ngoại thương tháng 11 của quốc gia này đã tăng 17,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 334,4 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu tăng 13,8%, nhập khẩu tăng 22,1%.

Thặng dư thương mại giữa Trung Quốc với các đối tác thương mại lớn, trong tháng 11 là 14,52 tỷ USD, giảm so với mức 17 tỷ USD của tháng 10. Theo Dow Jones, những số liệu này vượt xa dự báo của thị trường, bất chấp những bất ổn ở châu Âu và Mỹ.

Trung Quốc đang hướng tới lập một kỷ lục mới về kim ngạch ngoại thương. Trong 11 tháng đầu năm, xuất nhập khẩu đã tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2010, đạt 3.310 tỷ USD và sớm vượt xa kim ngạch ngoại thương của năm ngoái là 2.970 tỷ USD.

EU vẫn là đối tác thương mại chủ chốt của Trung Quốc trong 11 tháng qua. Kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và EU từ đầu năm đến nay đã đạt 517,11 tỷ USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2010.

Thương mại giữa Trung Quốc với Mỹ, đối tác lớn thứ hai, cũng tăng 16,9% đạt 405,43 tỷ USD. Thương mại giữa Trung Quốc với ASEAN tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt 328,96 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm nay.

Trong khi đó, mặc dù khối lượng hàng hóa được nhập khẩu từ Trung Quốc tăng khá mạnh, song mức thâm hụt thương mại tháng 10 vừa qua của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 10 tháng qua.

Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ, trong tháng 10, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mỹ đạt xấp xỉ 180 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng trước đó. Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 1%, đạt 222 tỷ USD.

Như vậy, Mỹ nhập siêu khoảng 43 tỷ USD trong tháng 10, mức thấp nhất trong một tháng kể từ đầu năm 2011.

Tính chung 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mỹ tăng tổng cộng 15,5%, đạt 234,7 tỷ USD, trong đó xuất khẩu ôtô tăng mạnh. Nhập khẩu dầu mỏ vẫn đóng góp tới hơn 58% vào tổng thâm hụt thương mại của Mỹ.

Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mỹ sang thị trường 27 nước EU trong tháng 10/2011 tăng 1%, đạt hơn 23 tỷ USD, trong khi nhập khẩu từ thị trường này tăng 6,3%, đạt 31 tỷ USD.

Nhập khẩu của Mỹ từ thị trường Trung Quốc trong tháng 10 vọt lên mức cao kỷ lục kể từ tháng 4/2008, đạt 37,8 tỷ USD. Xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc trong tháng 10 đạt 9,7 tỷ USD, mức cao nhất kể từ tháng 12/2010.

Những dự báo “sai bét” về kinh tế thế giới năm 2012

Chuyển giao quyền lực ở hai nền kinh tế lớn nhất hành tinh, bất ổn gia tăng trên thị trường tài chính, và cuộc khủng hoảng nợ châu Âu - 2012 là một năm nhiều sự kiện khiến giới học giả bận rộn với việc ra dự báo xem thế giới sẽ đi về đâu.

Trong số đó, có những dự báo đầy lạc quan và cả những dự báo về trường hợp xấu nhất, từ dự báo giá cổ phiếu tăng vọt cho tới sự xuống dốc của một cường quốc kinh tế. Trang CNBC đã điểm qua 7 dự báo như vậy không trở thành hiện thực về năm 2012.

Sự thổi phồng quá đà về cổ phiếu Facebook



Vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trị giá 16 tỷ USD của Facebook, lớn thứ ba trong lịch sử nước Mỹ, đã nhanh chóng khiến giới đầu tư chuyển từ hy vọng sang “vỡ mộng”. Chính các nhà đầu tư đã đặt kỳ vọng quá lớn và tiềm năng kiếm lợi của mạng xã hội lớn nhất hành tinh với 1 tỷ thành viên này.

Nhận thấy mức độ quan tâm lớn của thị trường, Facebook đã nâng mức giá mục tiêu cho cổ phiếu của mình từ khoảng 28-35 USD/cổ phiếu lên 34-38 USD/cổ phiếu chỉ 3 ngày trước khi được niêm yết. Tuy nhiên, ngay trong ngày chào sàn, giá cổ phiếu của Facebook đã không đáp ứng được kỳ vọng, và giảm tới gần 11% trong ngày giao dịch thứ hai. Đến tháng 9, giá cổ phiếu của Facebook rớt xuống đáy 17,73 USD/cổ phiếu, bằng chưa đầy một nửa mức giá IPO là 38 USD/cổ phiếu.

Sau khoảng nửa năm liên tục mất giá, cổ phiếu Facebook gần đây đã tăng giá trở lại. Từ tháng 11 đến nay, giá cổ phiếu này đã tăng 30% sau khi giới đầu tư “thở phào” vì thấy rằng, những hạn chế bán ra được gỡ bỏ đã không dẫn tới một làn sóng bán tháo lớn của các nhà đầu tư từ những ngày đầu và nhân viên Facebook. Tuy nhiên, hiện cổ phiếu của Facebook vẫn ở dưới mức 30 USD/cổ phiếu.

Dự báo cho rằng kinh tế Trung Quốc sẽ hạ cánh cứng



Nhiều tháng giảm tốc liên tục của kinh tế Trung Quốc, cùng với sự đi xuống của thị trường bất động sản nước này, đã làm dấy lên những đồn đoán cho rằng nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới sẽ hạ cánh cứng trong năm 2012. Vào cuối năm 2011, nhiều nhà đầu tư có tên tuổi đã chỉ ra khả năng hạ cánh cứng của kinh tế Trung Quốc đại lục.

Trong 9 tháng đầu năm, khi tăng trưởng GDP của Trung Quốc trung bình ở mức 7,7%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 2 con số đạt được trong thập kỷ qua, thị trường đã cảm thấy rất quan ngại. Đặc biệt, vào quý 3, tăng trưởng GDP Trung Quốc thậm chí giảm tốc dưới mức mục tiêu cả năm của Bắc Kinh là 7,5% do ảnh hưởng của nhu cầu suy giảm tại các thị trường nước ngoài và đầu tư sa sút tại thị trường trong nước.

Nhưng kể từ đó, kinh tế Trung Quốc đã phát đi nhiều tín hiệu tích cực, và cùng với đó là cuộc chuyển giao quyền lực ở nước này diễn ra suôn sẻ trong tháng 11. Thị trường cũng trở nên lạc quan hơn về nền kinh tế này. Những số liệu mới nhất về sản xuất và thị trường địa ốc cho thấy kinh tế Trung Quốc đã tránh được rủi ro hạ cánh cứng. Nhiều chuyên gia dự báo mức tăng GDP của nước này có thể phục hồi mạnh trong quý 4, lên mức trên 8%.

Với việc nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc Tập Cận Bình phát tín hiệu về các cải cách kinh tế và thực thi các biện pháp chính sách nhằm đảm bảo tăng trưởng ổn định, những cuộc bàn luận về nguy cơ hạ cánh cứng của kinh tế Trung Quốc cũng dần “rã đám”.

Dự báo về việc Hy Lạp sẽ rời khỏi khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu Eurozone



Nếu dự báo này đã trở thành hiện thực, thì thị trường tài chính toàn cầu đã rất khác so với thực tế hiện nay.

Việc phe phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng để đổi lấy viện trợ nước ngoài ở Hy Lạp giành được tỷ lệ ủng hộ lớn trong cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 5 đã dẫn tới những đồn đoán cho rằng, thời gian Hy Lạp còn ở lại trong Eurozone sẽ chỉ còn tính bằng ngày. Những dự báo này nổi đến mức, hai nhà phân tích của Citigroup còn tung ra một “thuật ngữ” mới để chỉ việc Hy Lạp mất địa vị thành viên Eurozone là Grexit. Những nhân vật “sừng sỏ” trong giới đầu tư đã tin rằng, việc Hy Lạp ra đi là “tất yếu”, rằng các nhà đầu tư nên bắt đầu chuẩn bị cho tình huống đó.

Với mức nợ công lên tới 190% GDP, Chính phủ Hy Lạp đã gặp thách thức lớn trong việc thực hiện các biện pháp cắt giảm chi tiêu và tăng thuế nhằm giảm gánh nặng nợ nần, đồng thời đảm bảo được giải ngân các khoản cứu trợ tiếp theo từ Eurozone và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Những biện pháp này của Athens đã vấp phải sự phản đối quyết liện của dân chúng.

Tuy nhiên, kết quả cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 6 của Hy Lạp, với thắng lợi lớn của phe ủng hộ thắt chặt chi tiêu, cùng với việc Quốc hội nước này thông qua một bản kế hoạch ngân sách khắc khổ vào tháng 11, đã xoa dịu những lo ngại về khả năng Hy Lạp phải rời khối đồng tiền chung. Mới đây, khối Eurozone đã đạt thỏa thuận giúp Hy Lạp giảm mức nợ công, mở được cho việc giải ngân gói cứu trợ 43,7 tỷ Euro bắt đầu từ tháng 12. Giới phân tích kỳ vọng, số tiền này sẽ đủ để bù đắp thiếu hụt ngân sách cho Athens cho tới năm 2014.

Sau những diễn biến gần đây, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde nhận định rằng, vấn đề nợ nần của Hy Lạp đã trở lại với một “hướng đi bền vững”. Vì thế mà cuộc tranh luận nóng bỏng về “Grexit” cũng đang nguội dần.

Dự báo về cơn sốt vàng mới trong năm 2012



Đầu năm nay, nhiều dự báo cho rằng giá vàng sẽ đạt mức 2.000 USD/oz trong năm. Tuy nhiên, thời điểm chốt năm đang tới gần mà giá vàng mới chỉ ở ngưỡng 1.700 USD/oz.

Theo lập luận của những nhà dự báo tin vào sự tăng giá bùng nổ của vàng, chính sách bơm tiền quy mô lớn của các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới sẽ tạo đà cho lạm phát, theo đó thúc đẩy các nhà đầu tư ồ ạt mua vàng, tài sản chống lạm phát hàng đầu. Tuy nhiên, dự báo này đã không trở thành hiện thực, trong đó giá vàng đã giảm 2,5% kể từ khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố gói nới lỏng định lượng số 3 (QE3) vào ngày 13/9.

Nhu cầu vàng tại hai quốc gia tiêu thụ nhiều nhất kim loại quý này là Trung Quốc và Ấn Độ đã không hỗ trợ được nhiều cho giá vàng trong năm nay. Theo dự báo, nhu cầu vàng của Ấn Độ năm nay giảm khoảng 19% so với năm ngoái do tăng trưởng kinh tế đi xuống và đồng Rupee yếu khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với người Ấn Độ. Trong khi đó, tiêu thụ vàng của Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã giảm 8% do nhu cầu nữ trang và đầu tư vàng cùng yếu.

Đến giờ thì các chuyên gia cho rằng, khả năng tăng giá của vàng trong những tháng tới đây là hạn chế, xét tới triển vọng lạm phát yếu. Trên phương diện kỹ thuật, một số nhà phân tích nhận định, nếu không sớm vượt được ngưỡng cản kỹ thuật 1.800 USD/oz, giá vàng có thể rớt mạnh.

Dự báo cho rằng bong bóng trái phiếu kho bạc Mỹ sẽ nổ



Trong năm nay, giới phân tích đã nhiều lần nói rằng thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ sẽ “xì hơi”, và tài sản này chỉ là “rác”.

Cơ sở cho những dự báo như vậy là chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo mà FED áp dụng thông qua việc mua vào trái phiếu nhằm giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục để trợ lực cho nền kinh tế. Những bất ổn kinh tế toàn cầu, mà đỉnh cao là cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đã thúc đẩy các nhà đầu tư mua trái phiếu kho bạc Mỹ như một “vịnh tránh bão”. Giá tài sản này tăng liên tục, đẩy lợi suất xuống mức thấp kỷ lục. Giá trị phát hành trái phiếu kho bạc Mỹ năm nay đã vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD vào tháng 10 và đang tiến gần tới mức kỷ lục mọi thời đại thiết lập vào năm 2007, thời điểm trước khi nổ ra khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Giới đầu tư quan ngại, khi lạm phát tăng trở lại, FED sẽ buộc phải từ bỏ chính sách tiền tệ siêu lỏng, dẫn tới trái phiếu kho bạc Mỹ bị bán tháo, đẩy lợi suất tăng vọt, và Chính phủ Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề thanh toán nợ.

Vào tháng 3, tỷ phú Wilbur H. Ross phát biểu rằng, thị trường nên chuẩn bị sẵn sàng cho việc giá trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm trở nên lao dốc, bởi ý tưởng cho rằng lạm phát thấp và mức lãi suất thấp kỷ lục sẽ kéo dài là điều “ngớ ngẩn”. Bất chấp những dự báo u ám như vậy, giới đầu tư vẫn đổ tiền vào trái phiếu kho bạc Mỹ, đẩy lợi suất giảm từ trên 2% xuống còn 1,6% trong 12 tháng qua, thấp hơn rất nhiều mức trung bình 4,4% của 10 năm qua - theo số liệu của Reuters.

Triển vọng lạm phát năm tới ở Mỹ vẫn ở mức yếu, tăng trưởng cũng được dự báo còn chưa thể phục hồi mạnh, cho thấy chính sách tiền tệ của nước này sẽ còn được giữ ở trạng thái lỏng lẻo.

Dự báo kinh tế Mỹ suy thoái kép



Những lo ngại về một cuộc suy thoái nữa ở Mỹ trong năm 2012 đã được báo chí đề cập nhiều vào đầu năm nay, sau khi các chuyên gia kinh tế dự báo nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ giảm tốc sâu hơn trong nửa đầu năm.

Lần gần đây nhất kinh tế Mỹ suy thoái là từ tháng 12/2007-6/2009, trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Từ năm 2010, năm mà GDP của Mỹ tăng được 2,4%, đến nay, sự phục hồi kinh tế đã diễn ra hết sức èo uột. Năm 2011, tăng trưởng GDP của nước này về mức 1,8%, làm gia tăng những lo ngại về nguy cơ suy thoái kép trong năm 2012.

Vào tháng 10 năm ngoái, chuyên gia kinh tế nổi tiếng Nouriel Roubini, người đã dự báo chính xác về cuộc khủng hoảng tài chính 2008, nói rằng, nền kinh tế Mỹ, cùng với kinh tế Eurozone và Anh, sẽ rơi vào một cuộc suy thoái thứ hai trong hai quý đầu năm 2012. Những lo ngại này càng gia tăng khi vào tháng 6, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton cho rằng, nước Mỹ đã trong tình trạng suy thoái rồi.

Nhưng đã gần đến giữa tháng 12 rồi mà kinh tế Mỹ vẫn đang tăng trưởng. Thống kê mới nhất cho thấy, GDP của Mỹ tăng 2,7% trong quý 3, mức tăng tốt nhất kể từ quý 4/2011. Tỷ lệ thất nghiệp tháng 11 của Mỹ cũng đã giảm xuống mức 7,7%, thấp nhất kể từ năm 2008. Nền kinh tế Mỹ đang trên đà đạt mức tăng trưởng khoảng 2% trong năm nay.

Tuy nhiên, năm 2013 có thể mang tới những thách thức mới cho kinh tế Mỹ. Trong đó phải kể đến nguy cơ suy thoái do “vực thẳm ngân sách”, tình trạng với một loạt biện pháp tăng thuế và giảm chi tiêu được áp dụng từ ngày 1/1 năm sau nếu các nhà làm luật Mỹ không đạt được thỏa thuận về cắt giảm thâm hụt ngân sách.

Dự báo cho rằng đồng Euro sẽ ngang giá với USD



Biến động tỷ giá đồng Euro kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đã khiến đồng tiền này trở thành mục tiêu trong những đợt bán tháo. Nhiều chiến lược gia vì thế dự báo rằng, đồng Euro sẽ rớt về mức tỷ giá 1 Euro chỉ đổi được 1 USD trong năm nay.

Kể từ mức đỉnh 1,49 USD/Euro đạt được vào tháng 5/2011, đồng Euro đến nay đã mất giá hơn 12% do những lo ngại liên quan tới cuộc khủng hoảng nợ châu Âu. Tuy nhiên, bất chấp những tin tức xấu phát đi từ châu Âu, đồng Euro vẫn duy trì được mức tỷ giá khoảng 1,3 USD/Euro tính đến thời điểm này của năm 2012.

Vào tháng 3, chuyên gia kinh tế Nouriel Roubini cho rằng, đồng Euro cần phải giảm về ngang giá so với USD để giúp các nền kinh tế khủng hoảng của châu Âu tăng sức cạnh tranh và lấy lại tăng trưởng. Tuy nhiên, giới phân tích lập luận rằng, đồng Euro sụt giá mạnh sẽ là tin xấu cho những nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc, bởi các công ty xuất khẩu từ các nước này sẽ phải đối diện với sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ châu Âu.

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012 18:15

Tỷ giá 2013 chưa hết dè chừng

Chỉ còn hơn chục ngày nữa, tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng hoàn tất hành trình một năm kẻ thẳng mốc 20.828 VND. Cả năm 2012, nhìn chung tỷ giá của các ngân hàng thương mại cũng ổn định.

Thậm chí thời gian gần đây Ngân hàng Nhà nước phải tăng cường mua vào ngoại tệ để giữ cho tỷ giá USD/VND khỏi giảm sâu. Kỳ vọng thể hiện qua tỷ giá NDF trên thị trường quốc tế cũng đã giảm khá mạnh.

>>> phan mem ke toan

Và lần đầu tiên trừ giai đoạn mở cửa gia nhập WTO cuối 2007, phía sau hoạt động mua vào liên tục với giá trị tương đối, năm 2012 Việt Nam mới có được quy mô dự trữ ngoại hối tiếp cận tiêu chuẩn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đáp ứng được khoảng 12 tuần nhập khẩu của nền kinh tế.

Một năm êm đềm

Nhìn lại, cho đến thời điểm này, lần thứ hai liên tiếp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình giữ vững được cam kết về điều hành tỷ giá USD/VND; biên độ biến động trong khoảng 2 - 3% năm, như ông đã tuyên bố, đến nay vẫn nguyên vẹn.

Giữ ổn định tỷ giá cũng là thành công nổi bật của Ngân hàng Nhà nước, nhất là sau những năm sóng gió liền trước. Vậy đâu là những nguyên nhân cho thành công, và yếu tố “may mắn” từ kinh tế suy giảm được nhìn nhận như thế nào?

Trước hết, cần nhìn lại điểm xuất phát của quãng bình yên tỷ giá USD/VND từ quý 2/2011. Điểm được cho là quyết định khi Ngân hàng Nhà nước tạo “cú nổ” ngày 11/2/2011, hút mạnh không khí căng thẳng kỳ vọng tăng tỷ giá vào bước tăng 9,3%, đồng thời biên độ tỷ giá được thu hẹp từ +/-3% về +/-1%.

Thu hẹp hẳn biên độ đồng nghĩa với việc lấy lại quyền giám sát và điều hành cho Ngân hàng Nhà nước trên danh nghĩa. Một biên độ rất rộng trước đó, có giai đoạn lên tới +/-5%, đã trao quá nhiều quyền lực cho thị trường, cũng như tạo một vùng quá rộng để tỷ giá có thể biến động mạnh. Đây là dấu ấn đầu tiên trong điều hành, nối tiếp là việc siết lại kỷ cương thị trường, thậm chí đẩy mạnh kết hối để giảm tình trạng găm giữ ngoại tệ… Thị trường ngoại hối bắt đầu ổn định.

Cuối năm 2011 và suốt 2012, một yếu tố không kém quan trọng là Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã “neo giữ” được tâm lý - kỳ vọng thị trường, khi tuyên bố sẽ kiểm soát được một biên độ biến động hợp lý.

Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo đuổi chính sách định giá VND cao, giữ chênh lệch lãi suất VND với USD ở mức hấp dẫn, trong khi áp lực lạm phát suy giảm. Điều này góp phần quan trọng làm giảm cầu găm giữ ngoại tệ. Bằng chứng là xu hướng dịch chuyển tiền gửi ngoại tệ sang VND liên tục được duy trì. Thêm nữa, một lượng lớn các dòng ngoại tệ từ nước ngoài đổ về (vốn đầu tư gián tiếp, kiều hối, tiền gửi và vay mượn từ nước ngoài ...) được chuyển ra VND gửi vào ngân hàng hưởng chênh lệch lãi suất (hoạt động carry trade), góp phần làm tăng cung ngoại tệ, kéo tỷ giá đi xuống.

Thứ ba, cũng cần phải kể đến các biện pháp hành chính mạnh trấn áp thị trường ngoại tệ tự do, đặc biệt là việc tách được sự lôi kéo của thị trường vàng qua chính sách mới về quản lý kinh doanh vàng. Hoạt động nhập khẩu, nhập lậu vàng đã được cắt bỏ, giúp ngăn chặn được nạn đầu cơ ngoại tệ gây cầu ảo - một nguyên nhân nổi bật trước đây.

Và thứ tư, như một số ý kiến cho rằng có yếu tố “may mắn” trong điều hành tỷ giá - thậm chí nguyên nhân chính yếu, là cầu ngoại tệ giảm mạnh do kinh tế khó khăn. Cầu ngoại tệ để nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, thậm chí cả hàng tiêu dùng giảm mạnh do tổng cầu suy yếu, sản xuất kinh doanh đình đốn trong năm 2012.

Thực tế trên giúp cán cân thương mại của Việt Nam thăng bằng, góp phần làm cho cán cân thanh toán tổng thể tiếp tục thặng dư và dự trữ ngoại hối nhà nước tăng mạnh trở lại.

Tiềm ẩn rủi ro và áp lực ngoại hối

Tham vấn ý kiến chuyên gia về sự ổn định của tỷ giá năm 2012, ông Trịnh Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế của Maritime Bank, cũng đồng tình khi phân tích các nguyên nhân chính nói trên.

Theo ông, triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2013 tiếp tục khó khăn với điểm thắt lớn nhất là thị trường bất động sản. Các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô cạn kiệt dư địa và/hoặc ít khả thi, kém hiệu lực. Mọi phương sách kinh tế mới đây mang nặng tính “kế sách chính trị”. Và như vậy, các yếu tố thuận lợi, giúp cho việc duy trì tỷ giá hiện tại, cơ bản vẫn còn.

“Tuy trong ngắn hạn, tỷ giá USD/VND sẽ tiếp tục xu hướng ổn định, nhưng trong trung và dài hạn, xu hướng phá giá VND là tất yếu và với áp lực ngày càng gia tăng do tỷ giá thực hiệu dụng đa phương REER tiếp tục tăng, đặc biệt tăng nhanh hơn trong nửa cuối 2012”, ông Trịnh Quang Anh nhận định.

Cụ thể, theo ông Quang Anh, việc giữ tỷ giá cố định suốt giai đoạn vừa qua, tuy giúp Ngân hàng Nhà nước rảnh tay để đối phó với vấn đề lạm phát trong nước, nhưng sẽ tích tụ thêm khó khăn cho tương lai khi khu vực xuất khẩu bị thiệt hại vượt quá điểm cân bằng giữa lợi ích và chi phí của việc neo giữ tỷ giá đối với nền kinh tế.

Một nguy cơ tiềm ẩn nữa mà ông Trịnh Quang Anh đặt ra là dòng tiền đầu cơ hưởng chênh lệch lãi suất (carry trade) có thể đảo chiều khi xảy ra kịch bản tồi tệ nhất - tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế với ba trọng tâm, vượt khỏi tầm kiểm soát của Chính phủ làm kinh tế vĩ mô chìm sâu vào bất ổn với lạm phát gia tăng trở lại.

“Cần hết sức lưu ý rằng, một ước tính cho thấy quy mô dòng tiền trên là lớn đáng kể khi mà chỉ riêng lượng tiền gửi VND của người không cư trú (chủ yếu dưới 12 tháng) hiện chiếm tới gần 1/5 tổng vốn huy động thị trường 1 của hệ thống ngân hàng, mức lớn hơn cả quỹ dự trữ ngoại hối nhà nước”.

Ở một khía cạnh khác, ông Trịnh Quang Anh lưu ý thêm, cung ròng VND của Ngân hàng Nhà nước ra nền kinh tế hiện chủ yếu được thực hiện qua kênh mua vào ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối, nguyên nhân chính giúp thanh khoản hệ thống trở nên dồi dào. Tuy nhiên, phần lớn lượng tiền gửi ngân hàng gia tăng lại không được cho vay ra nền kinh tế, thay vào đó, là đầu tư vào trái phiếu Chính phủ hoặc quay trở lại Ngân hàng Nhà nước qua kênh tín phiếu.

Và với thực trạng hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam, vấn đề trên đang gây hiệu ứng chèn lấn (crowding out), tác động tiêu cực đến nỗ lực hạ mặt bằng lãi suất của chính Ngân hàng Nhà nước và làm tăng nguy cơ lạm phát sớm quay lại, sẽ là rủi ro tỷ giá tiềm ẩn cho năm 2013 và những năm tiếp theo.

Thêm hai ngân hàng lớn bỏ cuộc lãi suất cao

Kể từ đầu tháng 11/2012 đến nay, việc điều chỉnh lãi suất huy động VND đã mở rộng ở nhóm các ngân hàng thương mại lớn.

Đầu giờ sáng nay (13/12/2012), biểu lãi suất của Ngân hàng Quân đội (MB) phòng giao dịch tại địa bàn Cổ Nhuế (Từ Liêm, Hà Nội) đã có điều chỉnh. Mức cao nhất trên biểu niêm yết đối với VND là 12%/năm áp dụng thời gian qua đã hạ xuống còn 11%/năm.

 >>> phan mem ke toan

Trước đó, MB áp mức lãi suất huy động cao nhất 12%/năm ở các kỳ hạn dài, 36, 48 và 60 tháng.

Hôm qua (12/12), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng áp biểu lãi suất huy động mới. Mức cao nhất đối với VND 13%/năm đã được rút về còn 12%/năm riêng cho kỳ hạn 13 tháng; kỳ hạn có lãi suất 11,5%/năm là 12 tháng; các kỳ hạn dài từ 15 - 36 tháng chỉ còn 11%/năm.

Như vậy, kể từ ngày 8/11/2012, sau khi Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) bắt đầu bỏ cuộc lãi suất cao, xu hướng điều chỉnh đã mở rộng ở nhóm ngân hàng lớn, mà liền tiếp là sự nhập cuộc của Ngân hàng Á Châu (ACB).

Ở biểu lãi suất vừa điều chỉnh ngày 5/12 vừa qua, Eximbank tiếp tục hạ mức cao nhất 12%/năm xuống 11,5%/năm và chỉ áp cho hai kỳ hạn 12 và 13 tháng.

Trong hệ thống, tại các ngân hàng thương mại nhỏ, mức lãi suất cao nhất 13%/năm hiện vẫn được duy trì. Theo đó, tính cạnh tranh về lãi suất huy động giữa các nhóm ngân hàng lớn nhỏ đã có sự phân biệt rõ ràng hơn một cách chính thức.

Khống chế mức lương tối đa với viên chức quản lý từ 1/1/2013

Chính phủ vừa gửi đến các vị đại biểu Quốc hội báo cáo việc triển khai sửa đổi, bổ sung một số chính sách cần thiết để có thể điều chỉnh sớm nhằm khắc phục bất hợp lý trong chính sách tiền lương hiện hành.

Theo đó, mức lương tối thiểu vùng ở khu vực doanh nghiệp năm 2013 chỉ tăng hợp lý, do dự báo sang năm vẫn còn nhiều khó khăn và căn cứ thực tế sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay. Nhưng hai năm tiếp sau cần điều chỉnh mức tăng lớn hơn để đảm bảo nhu cầu tối thiểu của người lao động vào năm 2015.


Với khu vực hưởng lương từ ngân sách nhà nước, mức điều chỉnh thấp hơn phương án đã được Ban cán sự Đảng Chính phủ trình Hội nghị Trung ương 5 (chỉ tăng thêm 9,5% thay vì 23,8%). Mức lương tối thiểu 1.150.000 đồng/tháng và 25% phụ cấp công vụ sẽ được áp dụng từ 1/7/2013, báo cáo nhấn mạnh, tuy chưa đáp ứng được yêu cầu song đã thể hiện sự cố gắng rất lớn của Chính phủ trong việc cải thiện đời sống của người hưởng lương và thực hiện chính sách an sinh xã hội.

Một số nội dung khác cũng đã được Chính phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ gửi lấy ý kiến để sửa đổi, bổ sung và sẽ quyết định trong tháng 12/2012. Như nâng tỷ lệ từ 5% lên 10% cán bộ công chức viên chức được xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ hàng năm (thực hiện từ 2012). Bổ sung quy định về nâng lương đối với sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Hay, quy định khoán số lượng chức danh và khoán quỹ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; sửa đổi việc xếp lương đối với chủ tịch hội cựu chiến binh cấp xã…

Một nội dung đáng chú ý là đổi mới cơ chế tiền lương đối với các loại hình doanh nghiệp sẽ được thực hiện từ ngày 1/1/2013. Cơ chế này đảm bảo từng bước thực hiện tiền lương theo nguyên tắc thị trường, tôn trọng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước, gắn tiền lương với năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Sự đổi mới cũng nhằm khắc phục sự chênh lệch quá lớn tiền lương giữa viên chức quản lý với người lao động, giữa các ngành, tăng cường giám sát trong nội bộ doanh nghiệp, quản lý, kiểm tra giám sát của chủ sở hữu với cơ quan quản lý nhà nước.

Cụ thể hơn, theo dự thảo nghị định về nội dung này, đối với người lao động, doanh nghiệp tự xây dựng thang bảng lương theo nguyên tắc chung do Nhà nước quy định, xác định tiền lương khuyến khích trả lương thỏa đáng với đối với người lao động có trình độ cao (không khống chế mức tối đa).

Với viên chức quản lý, Nhà nước quy định mức lương cơ bản, việc trả lương gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh, kết quả điều hành doanh nghiệp, có khống chế mức tối đa. Trường hợp không có hiệu quả thì chỉ được hưởng mức lương theo chế độ (hệ số lương nhân với mức tối thiểu).

Liên quan đến các đối tượng khác, báo cáo cho biết, Chính phủ sẽ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công tăng thêm 9,5% từ ngày 1/7/2013.

Cũng từ thời điểm này, khoảng 7 triệu người (chưa kể quân đội và người lao động trong khu vực doanh nghiệp) được điều chỉnh tiền lương và trợ cấp từ ngân sách nhà nước. Dự kiến ngân sách nhà nước tăng thêm dành cho việc này là 21.700 tỷ đồng.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình - người thừa ủy quyền Thủ tướng - ký báo cáo cũng cho hay, hiện đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công đến năm 2020 đang được khẩn trương xây dựng.

Đề án này có nội dung bao quát toàn bộ chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động trong các doanh nghiệp và chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công. Gồm, mức lương tối thiểu; quan hệ mức lương tối thiểu - trung bình - tối đa, hệ thống thang bảng ngạch bậc lương; các chế độ phụ cấp; cơ chế tiền lương và thu nhập; chế độ lương hưu và chế độ bảo hiểm xã hội; chế độ ưu đãi người có công theo định hướng cải cách đã được Hội nghị Trung ương 5 thông qua.

Điều chỉnh lương, trong bối cảnh ngân sách được dự báo còn nhiều khó khăn của năm 2013 là mối quan tâm đặc biệt của các vị đại biểu tại kỳ họp Quốc hội thứ tư vừa qua.

Không chỉ “mách” Chính phủ nguồn tiền tăng lương, các vị đại biểu còn chất vấn về lương "khủng" của Petrolimex khi đang lỗ lớn và phản ánh kiến nghị của một số hiệp hội doanh nghiệp lớn về điều chỉnh lương tối thiểu từ 2013…

Mới đây, tại diễn đàn kinh tế Việt Nam 2012, trước sự quan ngại của nhiều doanh nghiệp về mức điều chỉnh tiền lương của khu vực này, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đã cho biết, ông đã nhận được đơn của các hiệp hội ngành hàng kiến nghị chỉ tăng 17 - 18% lương tối thiểu trong năm 2013 và ngày 2/12 Thủ tướng đã chấp nhận mức này.
Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012 17:38

Các trường hợp được phép Hủy hoá đơn


Các trường hợp được phép Hủy hoá đơn
1. Hóa đơn được xác định đã hủy

- Hóa đơn in thử, in sai, in trùng, in thừa, in hỏng; các bản phim, bản kẽm và các công cụ có tính năng tương tự trong việc tạo hóa đơn đặt in được xác định đã hủy xong khi không còn nguyên dạng của bất kỳ một tờ hoá đơn nào hoặc không còn chữ trên tờ hoá đơn để có thể lắp ghép, sao chụp hoặc khôi phục lại theo nguyên bản.


- Hoá đơn tự in được xác định đã hủy xong nếu phần mềm tạo hoá đơn được can thiệp để không thể tiếp tục tạo ra hoá đơn.
2. Các trường hợp hủy hóa đơn

a) Hoá đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in hoá đơn.

b) Tổ chức, hộ, cá nhân có hoá đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện huỷ hoá đơn. Thời hạn huỷ hoá đơn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế. Trường hợp tổ chức, hộ, cá nhân còn lưu giữ hoá đơn thuộc các trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hết giá trị sử dụng, thời hạn huỷ hoá đơn chậm nhất là mười (10) ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hoá đơn đã mất.

c) Các loại hoá đơn đã lập của các đơn vị kế toán được hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.

d) Các loại hoá đơn chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Hủy hóa đơn của tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh

a) Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phải lập Bảng kiểm kê hoá đơn cần hủy.

b) Tổ chức kinh doanh phải thành lập Hội đồng hủy hoá đơn. Hội đồng huỷ hoá đơn phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức.

Hộ, cá nhân kinh doanh không phải thành lập Hội đồng khi hủy hoá đơn.

c) Các thành viên Hội đồng hủy hoá đơn phải ký vào biên bản hủy hóa đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.

d) Hồ sơ hủy hoá đơn gồm:

- Quyết định thành lập Hội đồng hủy hoá đơn, trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh;

- Bảng kiểm kê hoá đơn cần hủy ghi chi tiết: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số... đến số... hoặc kê chi tiết từng số hoá đơn nếu số hoá đơn cần huỷ không liên tục);

- Biên bản hủy hóa đơn;

- Thông báo kết quả hủy hoá đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy (mẫu số 3.11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

Hồ sơ hủy hóa đơn được lưu tại tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn. Riêng Thông báo kết quả hủy hoá đơn được lập thành hai (02) bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày thực hiện huỷ hoá đơn.
4. Hủy hoá đơn của cơ quan thuế

Cơ quan thuế thực hiện hủy hoá đơn do Cục thuế đặt in đã thông báo phát hành chưa bán hoặc chưa cấp nhưng không tiếp tục sử dụng.

Tổng cục Thuế có trách nhiệm quy định quy trình huỷ hoá đơn do Cục thuế đặt in.

Cách sắp xếp lưu trữ hóa đơn chứng từ kế toán


Hướng dẫn cách sắp xếp lưu trữ hóa đơn chứng từ kế toán

Mỗi kế toán sẽ có một cách sắp xếp lưu giữ chứng từ kế toán khác nhau, sao cho phù hợp với nội dung mục đích sử dụng của đơn vị mình

Sau đây Công ty kế toán Hà Nội xin được chia sẻ một vài lưu ý nhỏ cho các bạn kế toán trong công tác sắp xếp và lưu giữu chứng từ kế toán.


Các chứng từ thu và chi nên để riêng, phiếu chi - thu phải đánh số thứ tự theo ngày tháng phát sinh chi phí và để trên rồi kẹp hóa đơn và các chứng từ liên quan đến chi phí ở sau. Hóa đơn được trả bằng tiền mặt thi đi kèm với phiếu chi. Nếu trả bằng tiền gửi ngân hàng thì đi kèm ủy nhiệm chi. sắp xếp theo thứ tự số phiếu chi và nên xếp theo từng tháng

Các loại chứng từ nên xếp thứ tự riêng của từng loại.
Nhưng sổ sách bạn cần ghi rõ hóa đơn nào là đi kèm với PN, PX hoặc PT, PC nào, nếu không sau này khi cần tìm lại chứng từ để biết 1 lô hàng nào đó đã đi đâu về đâu sẽ rất khổ.
Ví dụ: PT số 102 ngày 13/2/2010 ghi Nội dung: "Thu tiền bán hàng" số tiền 100 tr -> sau này muốn biết 100tr đó là bán cái gì thì mò điên luôn.
Nên ghi rõ: "Thu tiền bán hàng (ông A - HĐ 0002334)".
Đồng thời, trước khi tách hóa đơn ra khỏi PT hoặc PC bạn nên lật mặt sau tờ hóa đơn đó ghi lại số của PT hoặc PC.
Cần tách riêng HĐ, PT, PC, PN, PX và xếp theo số thứ tự của nó là để:
- Cùng loại nên chúng cùng kích cỡ, dễ xếp cho ngay ngắn.
- Đối chiếu với sổ cái tài khoản dễ dàng (vào sổ có trùng hay sót tờ nào không ...).
- Hóa đơn đầu ra, đầu vào nên xếp theo thứ tự đã khai trên tờ khai hàng tháng để sau này Thuế kiểm tra được nhanh, mà trước khi Thuế kiểm tra mình phải tự kiểm đếm lại xem có sai sót tờ nào không ...
...
Riêng hóa đơn đầu ra đầu vào thì nên cặp lại theo từng tháng tương ứng với tờ khai mỗi tháng; còn các loại phiếu khác thì tùy theo nhiều ít mà cặp lại theo từng tháng hay từng quý hoặc năm.

Ngày đâu tiên đi làm kế toán phải làm gì?


Ngàu đầu tiên đi làm sẽ là một kỷ niệm đẹp trong mỗi chúng ta không chỉ riêng gì cho nghề kế toán, nó đánh dấu bước ngoặt đầu tiên trên con đường sự nghiệp, với bao nhiêu bồi hồi, lo lắng không biết đi làm sẽ như thế nào? Mình sẽ phải làm gì trong cái ngày đầu tiên ấy? mình có làm được không?


Chia sẻ kinh nghiệm ngày đầu tiên đi làm kế toán Công ty kế toán Hà Nội mong tất cả các bạn kế tóan mới ra trường sẽ chú ý đến những vấn đề sau đây:

Công tác chuẩn bị:

Cái ngày đầu tiên đầy bỡ ngỡ ấy rất cần bạn có một công tác chuẩn bị thật kỹ lưỡng từ thời gian, trang phục cho đến ý thức làm việc:

- Bạn không được phép đến muộn trong ngày đầu đi làm, bạn nên đến sớm hơn thời gian quy định để phòng trừ rủi ro tắc đường hay bất cứ lý do gì khác.

- Bạn nên chuẩn bị cho mình một bộ trang phục phù hợp với văn hóa công sở, bạn cần gạt bỏ hình ảnh của thời sinh viên áo trắng, để nhìn mình có vẻ chững chạc hơn. Dù vậy bạn cũng không nên chọn trang phục nổi bật quá, hài hòa nhã nhặn để gây thiện cảm với đồng nghiệp và cấp trên.

- Nếu có thời gian bạn hãy tìm hiểu thật kỹ về công ty ấy thông qua người thân ( nếu có ) hoặc bạn có thể tìm hiểu trên website chính thức của công ty.

- Bạn hãy cứ tưởng tượng xem mình sẽ làm gì? Nếu vạch được kế hoạch trước cho ngày đầu tiên đó bạn sẽ là người hoàn toàn chủ động trong công việc.
Khi đến làm tại công ty:

Khi bước chân vào công ty làm việc cũng là lúc bạn trở thành một thành viên trong công ty, bạn cần phải tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp của công ty, những nội quy, quy định cho nhân viên trong công ty.

- Để có thể học hỏi được kinh nghiệm của những người đi trước hãy tỏ ra mình là người thân thiện bằng những câu chào hỏi, đừng ngại làm những việc vặt mỗi khi có ai đó nhờ bạn ( pha café, soạn thảo văn bản, photo…), bạn muốn họ giúp mình thì mình phải giúp ích gì cho họ trước đã.

- Đối với kế toán thì việc xem được Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp trong ngày đầu tiên đi làm là vô cùng quan trọng. Cái giấy phép đăng ký kinh doanh đó ảnh hưởng rất nhiều đến công việc của bạn sau này, một ví dụ điển hình đó là việc Lập Hóa Đơn, Chứng Từ, hay ai là người đại diện pháp luật của công ty đó…Mong muốn được xem giấy phép ĐKKD còn thể hiện bản lĩnh của người kế toán.

- Đi vào công việc chính cụ thể : thì cái này phải phụ thuộc vào vị trí của bạn đảm nhiệm, bạn cần hỏi giám đốc để biết người trực tiếp quản lý mình là ai (có thể là kế toán trưởng) người đó sẽ phân công công việc cụ thể cho bạn, mọi thắc mắc trong công việc bạn hãy hỏi trực tiếp người đó. Chú ý : trong ngày đầu tiên bạn nên để nó kết thúc một cách nhẹ nhàng và ấn tượng bằng việc thực hiện tốt các công việc được giao, không nên hỏi quá nhiều về chuyên môn, đặc biệt là những thứ không liên quan đến công việc.

- Hết giờ làm bạn cố gắng về muộn hơn đồng nghiệp 5 đến 10 phút, dọn dẹp thật ngăn lắp chỗ làm, đánh rửa cốc chén là điều nên làm…

Trên đây là những điều đáng chú ý cho kế tóan trong ngày đầu tiên đi làm. Các bạn hãy lấy đó là cơ hội để mình thể hiện năng lực, thể hiện những hiểu biết của bạn về nghề, công sức rèn luyện trên trường lớp.
Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012 18:21

Kỹ năng cần cho kế toán viên


Kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị tổ chức. Vì vậy thị trường việc làm của nghề này rất rộng lớn. Theo thống kê, đến năm 2010, nước ta sẽ có khoảng 500.000 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp cần từ 3-5 kế toán viên…Như vậy, nhu cầu tuyển dụng nhân viên kế toán đang phát trển song song với tốc độ của ngành kinh tế. Tuy nhiên, để tìm việc làm tốt trong ngành kế toán, bạn cần học hỏi và trau dồi nhiều kĩ năng.


Kỹ năng cần cho một kế toán viên

Có năng lực chuyên môn cao

Đây là những vị trí khá cao trong doanh nghiệp, ngân hàng, hay tổ chức tài chính nên điều trước tiên bạn cần phải có là năng lực chuyên môn cao. Điều này dễ nhìn thấy nhất thông qua tấm bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc đai học chuyên ngành tài chính kế toán. Trải qua quá trình học tập và sau này đi làm tích lũy thêm, bạn phải có những kiến thức, kinh nghiệm, có khả năng lập báo cáo và trình bày báo cáo kế toán, khả năng thống kê, phân tích tài chính, khả năng lập và phân tích báo cáo kế toán cũng như quản trị tài chính doanh nghiệp…

Thành thạo máy tính và tiếng Anh

Đây là hai chìa khoá vàng cùa mọi ngành nghề chứ không riêng gì nghề kế toán. Để đạt được những vị trí cao trong nghề kế toán như trên, bạn càng cần phải thoả mãn hai điều kiện này. Bạn phải thành thạo các phần mềm vi tính văn phòng đặc biệt là Excel dùng để tính toán, Power Point để thuyết trình và các phần mềm chuyên về kế toán. Tiếng Anh của bạn cũng phải đủ để có thể giao tiếp với các đối tác hay thành viên trong công ty là người nước ngoài và đọc các tài liệu, viết các báo cáo tài chính kế toán.

Khả năng tư duy tốt

Nhất là tư duy toán học, tư duy logic vì kế toán là một công việc luôn luôn phải tiếp xúc với những con số, những bảng biểu và những phép tính phức tạp.

Cẩn thận và trung thực

Vì công việc của kế toán là xử lý các con số liên quan đến tiền bạc nên chỉ cần sai xót một chút thôi là bạn có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho doanh nghiệp của mình. Vậy nên, khi làm việc, bạn phải luôn nhẩm trong đầu câu khẩu hiệu: “Cẩn thận! Cẩn thận! Cẩn thận!”. Cẩn thận từ các bước tính toán cho đến những chi tiết nhỏ như viết số rõ ràng, dễ đọc. Dấu “chấm” và dấu “phẩy” đảo chỗ cho nhau trong một con số là giá trị của nó đã thay đổi rất nhiều rồi. Nhưng hậu quả của việc bất cẩn gây ra còn không nghiêm trọng bằng hậu quả của sự cố tình làm sai hòng mưu cầu lợi ích riêng. Vì vậy, để có thể phát triển trong nghề kế toán thì bạn phải là người rất trung thực. Đây cũng là phẩm chất mà các công ty, đơn vị quan tâm nhất khi tuyển dụng kế toán viên.

Chịu được áp lực công việc cao, biết cánh quản lý thời gian

Công việc kế toán trưởng, kế toán tài chính, kế toán tổng hợp là những công việc luôn chân luôn tay luôn đầu óc, nhất là vào gần cuối tháng hay cuối năm, khi mà công ty phải tổng kết thu tiêu, lương bổng cho nhân viên... thì họ càng phải vắt chân lên cổ mà chạy thì mới kịp công việc. Vậy nên, bạn phải có sức khỏe và tinh thần tốt để có thể theo được việc làm kế toán. Bên cạnh đó, bạn phải biết cách sắp xếp thời gian hợp lý để có thể hoàn thành công việc đúng tiến độ mà không hao tổn sức lực nhiều, không để có những khoảng thời gian vô ích.

Khả năng giao tiếp, ứng xử khéo léo

Có được khả năng này thì bạn sẽ dễ dàng hòa đồng với mọi người trong công ty hơn, có thể hợp tác tốt với các thành viên trong phòng, ban của bạn và tạo thiện cảm và có thể là thuyết phục được các đối tác kinh doanh. Kỹ năng này sẽ giúp bạn tiến xa hơn trên con đường thăng tiến.
 

yahoo